Breaking News

Ảnh nền đẹp cho mùa Trung thu 2016 và sự tích chú cuội cây đa

Danh mục gồm:(Bạn click vào để chọn xem)


1. Lời bài hát: Rước Đèn Tháng Tám


Tết Trung thu rước đèn đi chơi, E rước đèn đi khắp phố phường Lòng vui sướng với đèn trong tay Em múa ca trong ánh trăng rằm, Đèn ông sao với đèn cá chép Đèn thiên nga với đèn bươm bướm Em rước đèn này đến cung trăng Đèn xanh lơ với đèn tím tím Đèn xanh lam với đenèn trăng trắng Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu Tít trên cao dáng tròn xinh xinh soi xuống tran ánh sáng dịu dàng Rằm thắng tám bóng hằng trong sáng Em múa ca vui đón chị Hằng Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh Em rước đèn này đến cung trăng Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh em rước đèn mừng đón chị Hằng Tết Trung thu bánh quà đầy mâm Em bé nhà ưa đúng quây quần Đòi hạt xen bánh dẻo đày nhân Em muốn ăn bốn ,năm ,ba phần Ngọt thơm như bánh dẻo bánh nướng ngọt cay như mứt gừng mứt bí Ăn mát lòng lại thấy vui thêm Hạt dưa nghe cắn nổ lốp đốp Người vui hoan nói cười hấp tấp Bao tấm lòng mừng đón trăng rằm.


2. Ảnh đẹp mùa Trung thu:



   
   


   


   


   


   


   

Tài liệu tham khảo thêm

3. Sự Tích Chú Cuội Cây đa


Ngày xửa ngày xưa, ở một miền núi nọ, có một chàng trai nghèo khổ, cô độc tên là Cuội.  Ngày ngày, chàng phải lên rừng đốn củi, đổi gạo kiếm sống.  Không người thân thích, không họ hàng, tất cả những gì Cuội có chỉ là một chiếc rìu nhỏ.
.
Một hôm như lệ thường, Cuội xách rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt.  Khi vừa được một ôm củi thì Cuội chợt giật mình vì trông thấy một cái hang hổ mé bên kia bờ suối nhỏ.  Nhìn trước nhìn sau chẳng thấy hổ mẹ đâu, chỉ có mấy chú hổ con đang vờn nhau trước cửa hang.  Sợ chúng lớn lên sẽ gây hậu hoạn về sau, Cuội liền nhẹ nhàng băng qua suối, thầm nghĩ trong bụng:
– Bọn hổ con này lớn lên thì phải biết, không chừng chúng vồ cả người chứ chẳng chơi, chi bằng ta diệt trừ chúng ngay bây giờ cho yên.

Thế rồi Cuội bất thần xông đến, vung rìu bổ xuống mỗi con một nhát tựa hồ như sét nổ trên đầu.  Bọn hổ con bất thần bị tấn công, ngã lăn quay ra đất, chết không kịp ngáp.


.
Trong lúc Cuội nhìn quanh thử xem có còn con nào nữa không thì bất ngờ một tiếng gầm khủng khiếp vang lên.  Thì ra vừa lúc đó, hổ mẹ cũng về tới nơi.  Nghe tiếng hổ mẹ gầm sau lưng, Cuội thất kinh hồn vía, tưởng chết đến nơi, cậu chỉ kịp quăng rìu bỏ chạy rồi leo thoăn thoắt lên một ngọn cây cao ở gần đó để thoát thân.  Hổ mẹ lao theo để vồ mồi, nhưng vì không leo cây được nên tức giận gầm thét dưới gốc cây, vang xa cả một góc rừng.  Cuội chỉ biết bám chặt lấy cành cây trên cao, hồn vía bay đi đâu mất cả.
– May mà mình kịp leo lên cây này chứ nếu không thì hổ mẹ xé tan xác rồi.



.
Từ trên cây nhìn xuống, Cuội thấy hổ mẹ lồng lộn trước đàn con đã tắt thở nên cũng thấy xót trong ruột về việc mình làm ban nãy.  Nhưng chỉ một lát sau, hổ mẹ bỗng bỏ con nằm đấy, lẳng lặng chạy đến một cây lạ ở gần đó, ngoạm lấy một nắm lá cây rồi trở về nhai nát, nhả vào vết thương của lũ con mình.  Chẳng mấy chốc, bọn hổ con dần dần cựa quậy, vẫy đuôi, rồi đứng dậy chạy nhảy chơi đùa như cũ.  Cuội bàng hoàng, không ngờ lá cây ấy là thần dược, cứu sống lũ hổ con.
.
Cuội không còn nghi ngờ gì nữa, biết rằng đó chính là cây thuốc thần, nên đợi cho hổ mẹ tha con đi nơi khác, liền leo xuống tìm đến cây thuốc ấy, đào gốc vác về nhà mình.  Ra khỏi rừng, Cuội gặp một ông lão nằm vật trên đường, da mặt xám ngắt.  Cậu đặt cây xuống rồi ghé lại xem, thì ra ông lão đã chết từ lúc nào rồi.

Cuội liền nhanh tay rứt lấy mấy lá cây quý rồi nhai mớm vào miệng ông lão.  Mầu nhiệm làm sao, mớm vừa xong thì ông lão sống dậy, hết lời cám ơn chàng trai cứu mạng và hỏi chuyện.  Cuội thực lòng kể lại cho ông lão nghe tất cả mọi chuyện, từ lúc giết hổ con đến lúc hổ mẹ dùng lá cây cứu sống như thế nào.  Nghe xong, ông lão kêu lên:
– Trời ơi, lão từng nghe nói cây này vốn tên là Cây đa, có phép “cải tử hoàn sinh”.  Lão thật có phúc nên mới gặp con.  Con hãy chăm sóc vun bón cho nó để cứu thiên hạ.  Nhưng nhớ là đừng có tưới bằng nước bẩn mà cây bay lên trời đó.
– Cây bay lên trời à?  Sao lạ vậy ông?
– Ông cũng chẳng hiểu vì sao nữa, nhưng hãy nhớ làm theo lời ông dặn.



.Nói rồi ông lão chống gậy ra đi, còn Cuội thì đem Cây đa về trồng ở góc vườn trước nhà cho tiện việc chăm sóc.  Luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào Cuội cũng chăm sóc cẩn thận, xách nước tưới cây quý bằng nước giếng trong, khiến cây lớn nhanh như có phép thần thông vậy.
– Đúng đây là Cây đa thần nên cứ mỗi ngày trôi qua, nó lớn mau như là trải qua hằng năm vậy. Thiệt không ngờ!
Cây quý được chăm sóc kỹ nên lớn nhanh, tàn lá xanh tươi bao quanh trước hiên nhà Cuội, trông rất thích mắt.
.
Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người.  Hễ nghe nói có ai vừa nhắm mắt tắt hơi là Cuội mang lá cây tìm tới để cứu chữa.  Cuội chỉ biết lo đi cứu người cho họ sống lại là mừng rồi, dùng phúc của trời mà san sẻ cho thiên hạ.  Cuội không hề biết lấy tiền công của ai, chỉ nhận những lễ vật hoa trái họ biếu tạ cũng đủ cho cậu no lòng qua ngày.

Hết bên đông rồi sang bên tây, đi đâu ai cũng biết là Cuội cứu được rất nhiều sinh mạng.  Tiếng đồn Cuội có phép lạ lan đi khắp nơi.  Một hôm Cuội đi chữa bệnh về, khi lội qua sông, chợt thấy xác một con chó chết trôi.  Cuội chạnh lòng thương vớt lên:
– Ta đem nó về chữa khỏi, rồi nuôi nó cho vui cửa vui nhà.
Nghĩ vậy Cuội ôm chó đem về, hái lá đa đắp lên đầu nó. Chỉ một lát sau, con chó sống dậy, ve vẩy đuôi mừng rỡ.
.

Biết Cuội cứu nó nên nó luôn quấn quýt bên chàng tỏ ý biết ơn.
– Ta đặt tên cho mày là Vện nhé!
Con chó như hiểu được tiếng chủ, sung sướng ngoắt đuôi tỏ ý vui mừng.  Từ ấy, Cuội có thêm con vật tinh khôn làm bạn.
 .
Bấy giờ ở làng bên có một ông phú hộ rất giàu, nhưng chỉ có một cô con gái đã đến tuổi cập kê.  Chẳng may lúc đi dạo, cô bị sẩy chân lọt xuống sông chết đuối.  Cả nhà hay tin liền vớt xác cô đưa về rồi khóc than vô cùng thảm thiết.
.
Hay tin Cuội có phép thần thông, ông phú hộ cùng gia nhân hớt hơ hớt hãi ba chân bốn cẳng chạy đến tìm Cuội, vật nài xin Cuội cứu sống con mình.  Cuội liền nhẹ nhàng bảo:
– Ông bá cứ yên tâm. Tôi chuẩn bị mọi thứ rồi đi ngay đây.
Sau đó, Cuội theo chân phú ông về nhà và đưa lá ra chữa.  Quả nhiên, chỉ một lát sau, mặt cô gái đang tái nhợt bỗng hồng hào hẳn lên.  Rồi nàng mở bừng mắt ra, vươn vai ngồi dậy.  Phú ông xiết bao mừng rỡ kêu lên:
– Ôi, anh quả thật là thần tiên giáng thế, con gái tôi sống lại rồi.
– Xin ông đừng nói thế, tôi chỉ là người thường thôi, chẳng qua là được phúc trời chữa bệnh cứu người – Cuội đáp.
– Anh đã cứu sống con gái thân yêu của ta, trong nhà này anh muốn gì thì cứ việc chọn tùy thích, muốn gì ta cũng cho.
.

Cuội bèn ngỏ ý muốn lấy cô gái mình vừa cứu sống làm vợ.  Lão phú ông nghe thấy vậy càng thích, bằng lòng gả con gái mình cho Cuội.  Biết Cuội là ân nhân của mình, cô gái cũng vui vẻ thuận làm vợ chàng.
.
Và thế là đám cưới hai người diễn ra mau chóng.  Cưới được vợ đẹp và ngoan hiền, Cuội không còn phải sống đơn côi như trước.  Được bố mẹ vợ giúp đỡ, vợ chồng Cuội sửa sang căn nhà lại cho tươm tất.  Hai người sống với nhau thật vui vẻ, thuận hòa và vô cùng êm ấm.
 .
Nhưng Cuội không ngờ, trong vùng có bọn con trai hồi trước vẫn ngấp nghé cô gái của lão phú ông, nay thấy bông hoa thơm tự nhiên lại lọt vào tay anh chàng đốn củi, thì ngấm ngầm ghen tị và cố tìm cách làm hại cho bõ ghét.
.
Một hôm, chờ lúc Cuội lên rừng, chúng xông vào nhà định bắt lấy vợ Cuội. Không ngờ vợ Cuội chống cự quyết liệt nên chúng bèn vung dao giết chết.  Sau khi giết xong, chúng vẫn sợ bị lộ vì biết Cuội có phép chữa cho người ta sống lại, nên chúng lại moi ruột người đàn bà vứt xuống sông rồi mới kéo nhau đi.
Đến chiều, khi Cuội gánh củi trở về thì thấy vợ đã chết lạnh từ bao giờ rồi. Cuội liền bứt lá nhai nát để mớm cho vợ, nhưng mớm bao nhiêu cũng không công hiệu, vì vợ chàng không còn có ruột nữa thì lấy gì thấm thuốc, làm sao sống lại được?!  Cuội ôm lấy vợ khóc lóc thảm thiết.  Con chó thấy chủ đau đớn như vậy liền lại gần, xin hiến bộ ruột của mình thế vào bộ ruột của cô chủ để đền ơn.  Cuội chưa từng làm như thế bao giờ nhưng cũng liều nhắm mắt mượn bộ ruột chó thử cứu vợ mình xem sao…


.Con Vện như hiểu được lòng chủ, nước mắt chảy ra và gật đầu nằm im.  Cuội đau khổ mổ bụng chó lấy bộ lòng đem lắp vào bụng vợ mình:
– Vện ơi, hãy thông cảm cho ta. Ngươi quả là một con vật trung thành, nhưng ta không còn cách nào khác nữa…  Mong cho ngươi được đầu thai kiếp khác sung sướng hơn.
 .
Sau khi lắp ruột chó vào bụng vợ mình xong, Cuội lấy lá đa thần rịt vết thương lại để cứu sống vợ.  Quả nhiên chỉ một lúc sau, vợ Cuội bắt đầu cựa quậy và chợp mắt.
– Ôi, tạ ơn Trời Phật!  Quả đây là cây thuốc thần.  Vợ con sống lại rồi…  Tội nghiệp cho con Vện của ta…
Thương con vật, Cuội liền dùng đất sét nặn thử một bộ ruột rồi đắp vào bụng chó để thế chỗ, sau đó lấy lá thuốc nhai nát rịt vào vết thương.  Không ngờ việc cũng thành, vết mổ mau chóng liền da rồi con Vện tự nhiên đứng dậy, vẫy đuôi liếm vào tay Cuội.
– Rốt cuộc thì mày cũng được cứu sống!  Con Vện trung thành của ta!
.
Vợ với chồng, người với vật từ đấy lại quấn quít hơn trước.
.
Tưởng rằng như thế đã yên, ngờ đâu sau khi sống lại lần thứ hai, tính nết của vợ Cuội có phần thay đổi.  Vì mang trong người bộ ruột chó nên người đàn bà ấy dường như lú ruột lú gan, nói trước quên sau, bảo một đàng làm quàng một nẻo.  Điều đó làm cho Cuội lắm lúc bực cả mình, nhưng vì nghĩ rằng Trời đã cho mình cứu sống vợ lần này nữa là phúc đức lắm rồi, chuyện ngớ nga ngớ ngẩn của vợ thì từ từ cũng sẽ thay đổi thôi.  Ngờ đâu sự việc đã đổi khác, đầu óc vợ Cuội chẳng những không thuyên giảm mà lại ngày càng lú lẩn hơn.


.
Cuội rất lo vì không biết bao nhiêu lần dặn vợ giữ gìn cho cây thuốc quý luôn được sạch: “Có mót thì đi đằng tây, chớ đi đằng đông mà cây dông lên trời”.  Thế mà vợ Cuội nào có nhớ cho những lời dặn quan trọng ấy của chồng.
.
Một buổi chiều, trong lúc Cuội còn đi kiếm củi chưa về, người vợ đang hái rau ở vườn phía đông thấy mót tiểu, bèn chạy vội lại gốc cây quý của chồng vì chỗ đó kín gió, lại không ai trông thấy được.  Cô nàng lú lú lẩn lẩn, chẳng còn nhớ gì đến lời căn dặn của chồng, cứ thế mà vén váy tiểu ngay gốc Cây đa quý kia.
.
Không ngờ sau khi tiểu xong, tự nhiên cả một vùng đất chuyển động, cây cối chung quanh rung lên ầm ầm và những cơn gió không biết ở đâu tụ về, thổi ào ào như thác đổ.  Vợ Cuội hốt hoảng lùi lại, nhưng chỉ một lúc sau, Cây đa quý trước mắt nàng chuyển mình rồi long gốc, bật cả rễ lên trên mặt đất rồi lừng lững bay lên.  Trí óc nàng đã mụ mẫm nên chẳng biết nguyên do vì sao lại như thế, chỉ biết hốt hoảng kêu trời.  Song không còn kịp nữa, Cây đa đã dần dần bay lên trước cặp mắt kinh ngạc của nàng.
.
Giữa khi ấy, Cuội đang trên đường về, tới gần cổng nhà mình thì chứng kiến sự việc trên.  Thoáng thấy cây quý sắp bay mất, lại thêm bên cạnh đó có cả người vợ đang kêu la om sòm, Cuội đoán ngay ra được nguyên nhân:
– Trời ơi, chắc là vợ ta đã không nghe lời dặn, ngớ ngẩn đổ nước dơ vào cây cho nên sự thể mới như thế này…  Cây đa thần của ta ơi, hãy ở lại đây đi!
.
Lập tức Cuội vứt ngay gánh củi, co giò chạy như bay về nhà, nhảy bổ đến toan níu cây lại, nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất, lên quá đầu người.  Cuội chỉ còn kịp lao đến móc rìu vào rễ cây cốt để kéo cây xuống, nhưng sức người làm sao địch nổi, cây vẫn một mực bốc lên cao, không ai có thể ngăn lại được nữa.

Người vợ chỉ biết giương cặp mắt kinh hoàng đứng nhìn theo một cách bất lực.  Về phần Cuội, do tiếc cây thuốc quý nên cũng nhất định không chịu buông rìu, cứ bám chặt lấy.  Thành ra Cây đa thần kéo cả người Cuội bay lên, bay lên mãi, cuối cùng vượt qua không trung, bay thẳng đến tận trên cung trăng rồi nằm luôn ở đó.
.
Từ đấy, Cuội ở luôn tại cung trăng với Cây đa của mình.  Cho nên mãi tận đến ngày nay, mỗi khi nhìn lên mặt trăng vào những đêm rằm, ta luôn trông thấy bóng ai đó giống như chú Cuội đang ngồi dưới gốc Cây đa quý, rầu rĩ mơ về trần gian.
.
Người ta kể rằng, mỗi năm Cây đa ấy chỉ rụng có mỗi một lá mà thôi.  Ai nhặt được lá cây ấy thì có thể dùng để cứu người chết sống lại.  Song đối với lũ trẻ con, mỗi khi thấy trăng tròn và hình dáng chú Cuội thì chúng chỉ biết hát:
“Bóng trăng trắng ngà, có Cây đa to, có thằng Cuội già, ôm một mối mơ…”


Truyện Cổ Tích Việt Nam
HungLan Design

Theo cổ tục, người Việt trong quá khứ đã từng ăn bánh chưng, bánh dầy vào Tết Nguyên Đán; bánh trôi, bánh chay vào Tết Hàn Thực; rượu nếp, bánh tro, bánh ú Tết Đoan Ngọ; heo quay cúng ngày Rằm Tháng Bảy; bánh dẻo, bánh nướng vào Tết Trung thu; uống rượu cúc vào tiết Trùng Cửu.




Từ huyền thoại đến biểu tượng 

Tết Trung thu là cái Tết lớn thứ ba trong năm. Về thời điểm, nó tương đương với dịp Tạ Ơn của mùa thu gặt hái trong văn hóa Tây phương, nhưng trên ý nghĩa của triết lý đạo giáo Á Đông, qua hành động thưởng thức vầng trăng thu lớn, vàng và đẹp trong một thời tiết mát mẻ lý tưởng, con người đã cảm thấy mình đã hài hoà một cách tuyệt vời với đất trời vũ trụ.

Từ hình ảnh tròn của vầng trăng, con người thuở xưa đã ký thác tư tưởng của mình thành một biểu tượng: đó là chiếc bánh tròn mà người ta gọi nó là Nguyệt Bính hay Bánh Vầng Trăng. Ngắm trăng thu mà không ăn Nguyệt Bính sẽ là vô nghĩa.

Trên mặt ngôn ngữ, người ta lại liên kết cái ý niệm "Tròn" (viên) của Trăng với cảnh quây quần "đoàn viên" của con người qui tụ ăn mừng để thưởng Trăng. Rồi từ ý niệm này, lại nảy sinh ra huyền thoại ông già dưới trăng "Nguyệt lão" chắp mối tơ hồng để trai gái kết hôn.

Vầng trăng dịu dàng tượng trưng cho nguyên lý Âm, chủ về phụ nữ, nên vào đêm rằm Trung thu, phụ nữ Trung Hoa thường bầy tiệc cúng Trăng với hương đèn và mâm ngũ quả cùng Nguyệt Bính, đặc biệt nếu cúng dưa hấu thì không nên bổ đôi mà phải lấy dao tiả thành hoa sen (vì kiêng cữ ý niệm "phân qua" tức là chia rẽ phân ly). Tục này truyền qua VN ngoài Bắc trở thành tục bày cỗ thưởng nguyệt với bánh mặt trăng và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả trong mùa, đặc biệt phụ nữ trong nhà có dịp trổ tài phụ xảo nữ công bằng cách gọt đu đủ thành các thứ hoa nhuộm phẩm sặc sỡ hay nặn bột thành những con giống như tôm, cua, cá.

Một điểm đặc biệt là trên nắp các hộp bánh Trung thu bán ở thị trường thường vẽ những bức hoạ như Hằng Nga Ngọc Thố Quảng Hàn cung hay Đường Minh Hoàng du Nguyệt Điện để thể hiện những huyền thoại liên quan đến mặt trăng.

Huyền thoại thứ nhất là nhân vật Hằng Nga (còn gọi Thường Nga), vợ của chàng Hậu Nghệ, người có tài bắn cung đã bắn hạ tám vừng mặt trời cho thế gian khỏi nóng như thiêu đốt mà chỉ còn chừa lại một vừng cho con người có ánh sáng ban ngày mà thôi.

alt

Hậu Nghệ được bà Tây Vương Mẫu ban cho viên thuốc trường sinh để sống lâu bảo vệ thế gian. Nhưng Hằng Nga lại lén ăn cắp thuốc này và bay tuốt lên mặt trăng. Trên mặt trăng, Hằng Nga làm bạn với một con thỏ ngọc đứng dưới gốc cây. Không khí trên mặt trăng vốn lạnh buốt nên do đó được gọi là Quảng Hàn cung. Hằng Nga bị lạnh nên phải ho làm viên thuốc trường sinh văng ra khỏi họng. Nàng bèn nghĩ nên lấy viên thuốc này giao cho con thỏ giã nhỏ ra thành bột mà rắc xuống thế gian mà để thiên hạ cũng được trường sinh.
Huyền thoại thứ hai là về vua Đường Minh Hoàng là người rất muốn luyện phép tu tiên. Chính tục lệ treo đèn và bầy cỗ vào đêm rằm tháng Tám vì đó là ngày sinh nhật của ông nên truyền cho thiên hạ khắp nơi phải làm thế để mừng cho ông. Chính vào đêm rằm này, ông ra lệnh cho viên đạo sĩ La Công Viễn làm phép thế nào để ông du hồn lên chơi trên mặt trăng. Truyền thuyết kể rằng đạo sĩ này đã cho ông uống một liều thuốc gì đó rồi nói vua kê đầu vào một cái gối đặc biệt trong một khung cảnh mờ ảo có đốt hương trầm phảng phất. Quả nhiên, nhà vua trong chốc lát thấy hồn mình nhẹ nhàng bay bổng lên vùng Nguyệt Điện rồi chứng kiến một bày tiên nữ lả luớt nhảy múa ca hát trong những bộ xiêm y theo bảy sắc của cầu vồng. Lúc tỉnh dậy, nhà vua bèn nhớ lại bắt chước mà sáng tác ra khúc nhạc Nghê Thường Vũ Y Khúc (Nghê là cái cầu vồng, Thường là cái xiêm váy). Khúc nhạc này rất nổi tiếng và lưu dấu trong thi văn hậu thế và ngộ thay, vua Đường Minh Hoàng đầy nghệ sĩ tính lại được giới nghệ thuật ca vũ Trung Hoa đời sau suy tôn là "Thánh tổ" của nghề nghiệp của họ. (Lấy con mắt hiện đại mà xét, rõ ràng là đạo sĩ La Công Viễn đã cho vua Đường Minh Hoàng dùng tối đa những thứ ma tuý dược qua rượu uống và thuốc sinh ảo giác LSD qua sự ngửi hít khói trầm hương.)

Bánh Trung thu qua lịch sử 


Chưa có tài liệu nào nói về chiếc bánh mặt trăng lúc khởi thủy. Tuy nhiên nếu dựa vào bài Chiêu Hồn ca của Tống Ngọc vào thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên viết để khóc thầy mình là Khuất Nguyên thì chiếc bánh chiên bột gạo luyện mật nhân thịt được kê ra trong danh sách thực phẩm để cúng cũng chưa có thể là chiếc bánh mặt trăng.

alt

Mãi về sau, vào khoảng thế kỷ thứ 6, trong một tài liệu thực phổ, chiếc bánh này được tả là làm bằng bột mì sợi lên men, gần giống như bánh Trung thu bây giờ, nhưng có gì chắc lắm.

Nếu dựa vào thi văn của thi hào Tô Đông Pha thời Bắc Tống (960-1126), thì đã rõ ràng nói đến "chiếc bánh nhỏ tròn như mặt trăng được ăn nhấm nháp, vừa dòn vừa xốp, nhân bằng đường và thịt ngọt."

Như vậy, ta có thể kết luận chiếc bánh Trung thu đầu tiên xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ thứ 6 và thế kỷ 11.

Đến đời Minh (1368- 1643), thì những chiếc bánh Trung thu Nguyệt Bính chắc chắn đã chính thức thịnh hành và còn được gọi là Đoàn Viên Bính.

Giai thoại về cuộc khởi nghĩa đêm Trung thu 


Vào khoảng đầu thế kỷ 14, Trung Quốc bắt đầu chịu sự xâm chiếm và nằm dưới sự cai trị hà khắc của nhà Nguyên. Mông cổ.

Trong bao nhiêu năm, từng nhóm nhỏ người Hán nổi lên chống phá đều bị dẹp tan, mãi đến về sau thì mới có vị lãnh đạo là Chu Nguyên Chương dựng cờ khởi nghĩa. Trong bước đầu, ông chiêu tập binh mã và thu hoạch nhiều chiến thắng, nhưng đến một giai đoạn ông vấp phải một trở ngại rất quan trọng là khó mà chiếm được thành Tô Châu chiến lược để làm đầu cầu then chốt đánh thốc vào Nam Kinh. Chu Nguyên Chương rất buồn phiền nhưng quân sư của ông là Lưu Bá Ôn bèn đưa ra một mưu lược sau:

Lưu Bá Ôn cải trang thành một vị đạo sĩ và lẻn vào nội thành Tô Châu, loan tin đồn rằng Ngọc Hoàng Thượng Đế trên trời sắp cho 5 vị Ôn Thần giáng xuống để gieo tai ương cho dân trong thành. Dân chúng vô cùng hoang mang hoảng hốt. Nhưng vị đạo sĩ giả mạo bèn khuyến dụ người ta muốn tránh tai ương thì tới am cốc của ông mà cúng lễ xin giải nạn trong ba ngày.


Cứ mỗi người đến và ra về đều được đạo sĩ ban cho một chiếc bánh mặt trăng hộ mạng. Đạo sĩ nghiêm trọng căn dặn rằng bánh chỉ được bẻ ra ăn vào đúng tiếng trống đầu tiên của canh ba đêm rằm Tết Trung thu, phải làm đúng như vậy thì mới khỏi tai ương. Vài ngày sau, đúng vào đêm rằm khi tiếng trống canh ba đầu tiên đã điểm, mọi tín đồ của đạo sĩ bẻ bánh ra thì thấy một tờ...

Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung thu


Trung thu
" height="223" src="https://tonkinvn.com/upfiles/image/T%E1%BA%BFt%20Trung%20Thu.jpg" style="border: none; display: block; margin: 0px auto; vertical-align: baseline; zoom: 1;" title="Tết Trung thu" width="294" />

Tết Trung thu diễn ra vào ngày 15 của tháng 8 trong Âm Lịch và đã có từ ngàn năm nay, đây là thời gian mặt trăng tròn nhất và sáng nhất, đây cũng là thời gian người Châu Á thu hoạch xong mùa vụ và bắt đầu tổ chức những lễ hội mà tiêu biểu trong đó là lễ hội trăng rằm. Món ăn được người Á Đông lưu tâm nhất trong mùa lễ hội này đó là Bánh Trung thu, với rất nhiều hương vị khác nhau và thường được thưởng thức với trà, thường là trà đặc.

Các sự tích liên quan đến Trung thu - Rằm tháng 8:


Trung thu

thứ 1" height="200" src="https://tonkinvn.com/upfiles/image/S%E1%BB%B1%20t%C3%ADch%20T%E1%BA%BFt%20trung%20thu%20th%E1%BB%A9%201.jpg" style="border: none; display: block; margin: 0px auto; vertical-align: baseline; zoom: 1;" title="Sự tích Tết Trung thu thứ 1" width="268" />


Sự tích Tết Trung thu thứ 1

Hậu Nghệ là một người bất tử, trong khi đó Hằng Nga là một tiên nữ xinh đẹp sống ở Thiên Đình và phục vụ cho Tây Vương Mẫu. Cả hai người là vợ chồng. Sắc đẹp của Hằng Nga và sự bất tử của Hậu Nghệ đã làm cho một số vị thần tiên khác ghanh ghét, và họ đã vu oan một tội lỗi phạm thiên đình cho Hậu Nghệ trước mặt Vua Nghiêu. Từ đó, Hằng Nga và Hậu Nghệ bị đuổi khỏi hoàng cung và phải sống cuộc đời thường dân. Từ đó, cuộc sống làm lụng, săn bắn đã làm cho chàng Hậu Nghệ trở thành một xạ thủ có tiếng trong dân gian.

Bấy giờ, có 10 mặt trời cùng lúc tồn tại, cứ một mặt trời thì chiếu một ngày, và cứ thay phiên như vậy trong vòng một ngày. Tuy nhiên, tai họa ập đến, một ngày kia cả 10 mặt trời cùng xuất hiện trong một ngày và đã thiêu cháy hầu hết sinh linh trên mặt đất. Trước hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” trên, Vua Nghiêu đã sai Hậu Nghệ bắn rơi 9 mặt trời chỉ để một cái lại mà thôi. Chàng Hậu Nghệ đã hoàn thành sứ mạng xuất sắc. Để đáp lại, Vua Nghiêu đã cho chàng một viên thuốc trường sinh bất lão và dặn rằng “Tạm thời không được uống cái này vào, hay bắt đầu cầu nguyện và ăn chay trong một năm sau đó mới được uống”. Hậu Nghệ làm theo, chàng đem viên thuốc về nhà và giấu nó ở cái rui trên nóc nhà và tự khổ luyện tinh thần. Được khoảng nửa năm, Vua Nghiêu mời chàng đến kinh thành “chơi” . Hằng Nga ở nhà thì bỗng lưu ý đến một vật sáng lóng lánh trên mái nhà và phát hiện ra viên linh dược, sau đó, biết là linh dược, nàng đã uống ngay viên thuốc cũng đúng lúc Hậu Nghệ vừa về đến và ngay tức khắc chàng đã biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng tất cả đã quá muộn, Hằng Nga bắt đầu bay về trời.

Với chiếc nỏ trong tay, Hậu Nghệ đuổi theo Hằng Nga. Nhưng đi được đến nửa đường thì thần Gió đã cản chàng lại mặc cho nàng tiên nữ xinh đẹp kia bay đến mặt trăng. Khi vừa đến nơi Hằng Nga bỗng không thở được và viên thuốc bỗng văng ra. Kể từ đó, Hằng Nga mãi ở trên mặt trăng không thể nào trở lại. Truyền thuyết còn kể lại rằng nàng đã kêu gọi những con thỏ ở mặt trăng tạo ra viên thuốc giống như vậy để nàng còn quay về với người chồng ngày đêm mong nhớ, nhưng tất cả đều vô dụng.

Trong khi đó, ở dương thế, sự mong nhớ và nỗi hối hận ngày đêm cồn cào Hậu Nghệ. Cuối cùng, chàng xây một lâu đài trong mặt trời và đặt tên là “Dương”, trong khi đó thì Hằng Nga cũng xây một lâu đài tương tự đặt tên là “Âm”. Cứ mỗi năm một lần, vào ngày rằm tháng 8, hai người được đoàn viên trong niềm hân hoan hạnh phúc. Chính vì thế mà mặt trăng luôn thật tròn và thật sáng vào ngày này như đê nói đến niềm vui, sự hân hoan khi được gặp mặt của con người. 
Đây là tài liệu có trong truyền thuyết Trung Quốc khá phổ biến ở thời Tây Hán (206 TCN – 24 SCN).


Sự tích Tết Trung thu thứ 2



Hậu Nghệ vốn là người phàm trần và là một xạ thủ rất giỏi, chàng đã bắn rơi 9 mặt trời để cứu loài người, nhưng sau đó chàng ta đã trở thành vua Trung Quốc nhưng rồi anh ta trở nên bạo ngược và thi hành những đạo luật khắt khe với nhân dân.
Một ngày kia, Hậu Nghệ đánh cắp một viên thuốc trường sinh bất lão của một vị nữ thần. Tuy nhiên, Vợ Hậu Nghệ, Hằng Nga đã uống nó vì nàng không muốn chồng của mình cứ mãi mãi trở thành một ông vua bạo ngược để nhân dân oán ghét. Và sau khi uống viên linh dược, Hằng Nga đã bay về trời. Vì quá yêu thương Hằng Nga, Hậu Nghệ đã không nỡ bắn rơi mặt trăng giống như chàng đã từng làm với 9 mặt trời trước đó.

Sự tích Tết Trung thu thứ 3


truyền thuyết về hậu nghệ

Một truyền thuyết khác đã cho rằng: Hằng Nga và Hậu Nghệ đều là những vị thần bất tử sống trên thiên đình. Một ngày kia, người con trai thứ 10 của Ngọc Hoàng đã phân thân thành mười mặt trời từ đó gây nên thảm kịch cho loài người. Trước tình hình đó, Hậu Nghệ, với tài bắn tên của mình đã bắn rơi 9 mặt trời nhưng vì tình cảm, đã tha chết cho bản thể thứ 10 của con trai của Ngọc Hoàng. Dĩ nhiên, Ngọc Hoàng không chấp nhận và rất phật ý. Ông ta đã trừng phạt Hậu Nghệ và Hằng Nga bằng cách bắt họ phải sống cuộc đời con người ở trần thế.

Sau khi xuống trần thế, hối tiếc cuộc sống bất tử đã qua, Hậu Nghệ đã bỏ nhà ra đi tìm thứ thuốc có thể trường sinh bất lão. Cuối cùng, chàng tìm thấy Tây Vương Mẫu, bà đã cho Hậu Nghệ linh dược, nhưng dặn rằng: mỗi người chỉ nên uống nửa viên để có được sự sống trường tồn.

Hậu Nghệ đem viên thuốc về nhà và để nó trong một chiếc lọ. Chàng đã cảnh báo Hằng Nga không được mở chiếc lọ ra để xem trong đó có gì và đi săn bắn trong vài tháng. Cũng giống như Pandora trong Thần Thoại Hi Lạp. Sự tò mò đã làm Hằng Nga mở chiệc lọ và tìm thấy viên thuốc, dĩ nhiên nàng đã uống hết viên linh dược mà không biết rằng mỗi người chỉ nên uống nửa viên. Hậu quả thật tai hại, Hằng Nga đã bay về mặt trăng mà không thể cứu vãn được. Kể từ đó cả hai người đã phải sống trong tình cảnh chia lìa, ngăn cách.

Ở Khía cạnh lịch sử, Tết Trung thu được cho là thời điểm kỷ niệm của quân Minh chống lại quân Nguyên vào đầu thế kỷ XIV. Vào thời đó, quân Minh đang nổi dậy chống lại triều đình nhà Nguyên chính vì vậy, việc tụ tập tại những nơi công cộng bị cấm. Thế nên nghĩa quân không thể liên lạc được. Một vị tướng của quân Minh thời đó nhận thấy rằng người Mông Cổ không ăn Bánh Trung thu, chính vì thế ông ta đã mở một tiệm bán bánh và trong mỗi cái bánh là một miếng giấy nhỏ viết rằng: “Giết tất cả bọn Mông Cổ vào ngày 15 tháng 8”. Đêm Trung thu năm đó, quân Minh đã tiêu diệt được quân Nguyên và giành chính quyền. Và sau đó là việc thành lập triều đại Nhà Minh( 1368 – 1644), dưới sự thống lĩnh của hoàng đế Chu Nguyên Chương. Kể từ đó, Bánh Trung thu không chỉ có giá trị ở khía cạnh văn hóa mà nó còn chứa đựng trong nó lòng tự hào dân tộc của người Trung Quốc.
Chính vì những lý do đó, Tết Trung thu trở nên một phần không thể thiếu của nền văn hóa Trung Quốc đến nỗi ngày nay rất nhiều người Trung Quốc đặt tên cho con gái họ là Nguyệt với ước mong con gái họ sẽ xinh đẹp, trong sáng và đầy đặn như mặt trăng vậy.

Tục lệ ăn bánh hình mặt trăng trong dịp Tết Trung thu đã có từ thời Bắc Tống ở Trung Quốc, cách đây trên 1.000 năm.

Trong đêm 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm, khi trăng rằm tỏa sáng, lễ tế thần mặt trăng bắt đầu. Trên bàn thờ có hoa quả, có bánh hình mặt trăng còn gọi là bánh "đoàn viên", bởi lẽ, trong dịp này, cả gia đình có dịp đoàn tụ để cùng ăn bánh và cùng thưởng thức ánh trăng thu trong trẻo và bầu không khí ấm áp của đêm rằm đến với mọi nhà.

Đêm Trung thu, các em rước đèn, múa sư tử. Ngoài Bắc gọi là múa sư tử, trong Nam gọi là múa lân. Lân còn gọi là kỳ lân. Kỳ là tên con đực, lân là tên con cái. Lân là con vật đứng thứ hai trong tứ linh: long (rồng), lân, qui (rùa), phụng (phượng hoàng). Lân là con vật thần thoại, thân hươu, móng ngựa, đuôi bò, miệng rộng, mũi to, có một sừng ở ngay giữa trán, lông trên lưng ngũ sắc, lông dưới bụng màu vàng. Tục truyền, lân là con vật hiền lành, chỉ có người tốt mới nhìn thấy nó được.

Thoạt nhìn, đầu lân giống đầu sư tử. Do vậy, người ta gọi múa lân thành múa sư tử.

ở một vài địa phương, có tục các em rước đèn kéo quân trong dịp Tết Trung thu. Đèn kéo quân hình vuông, cao khoảng 80cm, rộng mỗi bề khoảng 50cm. Bốn mặt đều phết giấy Tàu bạch như giấy bóng mờ hiện nay. Phía trên và phía dưới có đường viền sặc sỡ. Bên trong có một tán giấy hình tròn. Khi đốt đèn, hơi lửa bốc lên, tán giấy xoay quanh. Đèn kéo quân còn gọi là đèn chạy quân vì hình đoàn quân cứ liên tục kéo đi, chạy đi không ngừng hết vòng nọ đến vòng kia. Chỉ khi nào đèn hết dầu (nến), đèn tắt thì các tán không quay nữa. Đèn có bốn mặt, hình ảnh xem ở mặt nào cũng được.

Trẻ em rất thích ăn bánh Trung thu, múa lân và rước đèn kéo quân. Từ đó, Tết Trung thu nghiễm nhiên trở thành Tết của các em từ hàng ngàn năm nay.

Sự tích Tết Trung thu thứ 4



Người Việt ta ăn Tết Trung thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.

Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.

Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.

Lại có chuyện kể rằng một vị tướng tên là Lưu Tú ở đời nhà Tây Hán, từ năm 206 trước Tây lịch tới năm 23 Tây lịch, trong lúc quân tình khốn quẫn đã cầu Thượng Đế giúp cho quân lính có đồ ăn để chờ quân tiếp viện. Sau khi cầu Thượng Đế, quân lính tìm được khoai môn và bưởi để ăn. Nhờ đó sau này Lưu Tú mới bình định được toàn quốc và lên làm vua tức là vua Quang Võ nhà Hậu Hán. Ngày mà Lưu Tú cầu được linh ứng là ngày rằm tháng tám. Từ đó nhà vua truyền lệnh cứ đến rằm tháng tám là làm lễ tạ trời đất và thưởng trăng bằng khoai môn và bưởi. Ngày lễ trọng thể vui tươi này được gọi là Tết Trung thu. Tục lệ này được truyền sang Việt Nam và đã được người Việt sửa đổi để thích hợp với tính tình và phong tục Việt.

Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa. Nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung thu, theo học giả P.Giran (trong Magiet Religion, Paris, 1912) thì từ xa xưa, ở Á Đông người ta đã coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời, coi như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng). Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang - trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ và đời sống vợ chồng. Và ngày Rằm tháng Tám, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng. Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa Thu tháng Tám thì mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa Thu là mùa của thành hôn.

Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nhân lúc tháng Tám gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi”, người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi Tết Trung thu.

Người Hoa và người Việt đều làm bánh Trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Điểm chung kế tiếp là người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm Trung thu.

Nguồn tonkinvn.com


Khanhnguyen' s blog tổng hợp

Popular Posts