Hình trên có đoạn nội dung khá dài và chứa cả hình, để làm gọn lại mình chỉ cần dùng đoạn code nhỏ dưới đây thôi. Nhớ rằng đoạn nào cần ẩn, bạn đặt cho đúng như cú pháp trên Source Code nhé.
Dưới đây là ý nghĩa một số vị trí có tô màu để các bạn dễ theo dõi và dễ chĩnh sửa theo ý thích: Là dòng chữ hiển thị trên nút (mở rộng/thu gọn) Là màu của dòng chữ hiển thị trên nút Là màu nền của nút Là màu nền của phần nội dung
Muốn nâng cao hơn các bạn dùng mã màu thập lục, di chuyển con trỏ đến khi lấy được màu vừa ý, thì copy mã ở ô HEX và dùng là xong. Để lấy mã màu Hex, bạn vào Blogger Dashboard, vào mục Chủ đề, chọn Tùy chỉnh. (Những chổ có mũi tên trỏ trong hình) và chọn tiếp phần Nâng cao để lấy mã màu chính xác.
Nội dung như sau, bạn cứ thử Click vào nút Button màu xanh:
Gần đây, đã có rất nhiều người dùng phản ảnh về việc xuất hiện của một phân vùng ẩn Recovery với dung lượng khoảng 450MB trong Disk Management khi cài đặt Windows 10 hay cập nhật lên Windows 10 Anniversary. Vậy có nên lấy lại dung lượng này để cải thiện không gian lưu trữ cho ổ cứng?
Được biết, phân vùng Recovery ẩn này dành cho chức năng Windows Recovery Environment (WinRE) giúp người dùng nhanh chóng khôi phục lại hệ thống về tình trạng lúc mới cài đặt. Tuy nhiên, thường chức năng này rất ít người sử dụng và khá vô dụng, vì thế Techrum sẽ hướng dẫn bạn lấy lại khoảng 450MB dung lượng "vô bổ" ấy để làm tăng thêm không gian lưu trữ.
Đối với những người dùng có dung lượng lưu trữ lên đến hàng TB thì việc này không cần thiết để làm, vì con số 450MB là không nhiều, nhưng đối với những người dùng có dung lượng ít, hoặc những người dùng xài những loại máy hiện đại chỉ có mỗi ổ SSD 128GB hoặc 256GB thì việc lưu trữ là không đủ.
Bài này viết này mình sử dụng Windows 10 Anniversary, mời bạn đọc tham khảo cách tăng 450MB sao khi update Windows 10 hoặc Windows 10 Anniversary theo các bước sau:
Khởi chạy Command Promt (CMD) với chế độ Admin: nhấn chuột phải vào nút Start > Command Prompt (Admin).
Nhập lệnh Diskpart vào CMD và nhấn phím Enter.
Chờ vài giây để lệnh Diskpart thực thi. Sau đó, nhập tiếp lệnh List volume để hiển thị danh sách các phân vùng hiện tại trên ổ cứng. Khi đó bạn sẽ thấy được danh sách các phân vùng, bao gồm cả phân vùng Recovery 450MB (hoặc tương đương) với Info là Hidden.
Vậy là bạn sẽ biết được phân vùng nào là phân vùng cần xóa (Ở hình, mình có phân vùng 3 và 5). Tiếp theo, download và cài đặt chương trình AOMEI Partition Assistant Standard Edition.
Mở chương trình lên, nhấn chuột phải vào phân vùng nào có dung lượng tương đương 450MB. Rồi chọn lệnh Delete Partition (xóa phân vùng).
Sau khi xóa, sẽ hiện ra một phân vùng Unallocated. Chuột phải vào phân vùng đó, và chọn Merge Partitions (gộp phân vùng).
Chọn phân vùng C: và Unallocated, sau đó nhấp OK.
Tiếp theo bấm nút Apply ở phía góc trên bên trái rồi chọn Proceed.
Lúc này chương trình sẽ yêu cầu người dùng Restart lại máy tính. Bạn cứ việc chọn Yes và để chương trình thực thi trong vòng 10~15'.
Vậy là xong! Theo kết quả (ở đây do mình tìm được 2 phân vùng ẩn nên gộp hết vào) sau khi làm, mình có tổng cộng 119GB. Thật tuyệt vời đúng không?
Chúc các bạn thành công!
Chúc các bạn thành công với những kiến thức chia sẽ đầy thú vị. Người viết: Khanhnguyen' s Blog
Tạo nút Button thu gọn và xem nội dung bài viết
Reviewed by Học Sinh
on
August 12, 2017
Rating: 5