Giải mã vì sao phần lớn sinh viên ra trường làm việc trái ngành học
Tìm được một công việc phù hợp, đúng với chuyên ngành đã học sau khi ra trường là mong ước của hầu hết sinh viên. Đừng lãng phí 4 năm đại học bởi đây là khoảng thời gian quan trọng cho sinh viên trau dồi kiến thức và tích lũy kinh nghiệm để chuẩn bị hành trang khi bước vào đời.
Học một ngành, làm một ngành là thực tế không hề xa lạ với nhiều người, tuy nhiên đây vẫn là vấn đề đáng báo động của nền giáo dục tại Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (thời gian thống kê năm nào), mỗi năm cả nước có 38,6% sinh viên mới ra trường không có định hướng nghề nghiệp cụ thể, 60% sinh viên ra trường làm trái ngành học đào tạo. Tạo nên số liệu này có một số nguyên nhân chủ yếu:
Không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng trước khi học
Ở Việt Nam, việc chọn nghề phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của các bậc phụ huynh. Với tâm lý luôn muốn che chở, bao bọc con, các bậc cha mẹ thường thiên về những ngành "an toàn" mang lại nhiều danh tiếng. Còn các bạn học sinh cũng trở nên thụ động, định hướng nghề nghiệp chưa có, không rõ lộ trình phát triển bản thân, chạy theo những ngành nghề "hot" chỉ được hướng dẫn lý thuyết mà thiếu thực hành dẫn đến tình trạng: "Dù đã được đào tạo nhưng sau khi ra trường lại không biết làm gì". Vì vậy, việc định hướng nghề nghiệp cho tương lại đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo dựng một sự nghiệp thành công.
Việc định hướng nghề nghiệp cho tương lại đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo dựng một sự nghiệp thành công
Sinh viên ra trường thiếu kỹ năng làm việc
Đa số các bạn sinh viên ra trường có kiến thức nhưng thiếu nhiều kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng cần thiết để làm việc, nên khi tiếp cận công việc thực tế thì trở nên rất lúng túng. Hiện nay, các chủ doanh nghiệp và công ty, nhất là các công ty nước ngoài bên cạnh việc chú trọng về chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, còn phải chú trọng đến các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng làm việc theo nhóm, khả năng lập kế hoạch mục tiêu, xử lý nhanh những khó khăn trong tình huống bất ngờ…
Chất lượng đào tạo chưa thực sự gắn với nhu cầu xã hội
Chúng ta chuyển dần từ giáo dục truyền thống, giáo dục thời đại công nghiệp sang giáo dục thời đại thông tin. Đây là hệ thống giáo dục mới tập trung phần lớn vào kiến thức kỹ thuật và ứng dụng của công nghệ để giải quyết các vấn đề của đời sống xã hội. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo của các trường Cao đẳng, Đại học tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó hạn chế nhất là nội dung học chưa đi sâu vào thực tế. Một số chương trình đào tạo vần theo lối tư duy cũ, cơ bản nặng về lý thuyết, ít về thực hành, cơ sở vật chất không đủ đáp ứng nhu cầu học tập dẫn đến việc sinh viên không áp dụng được kiến thức vào thực tiễn, trở nên dễ chán nản, từ đó hình thành lên nhu cầu chuyển hướng ngành nghề là rất cao. Để giải quyết hiện trạng này cần có sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các nhà tuyển dụng, các tổ chức xã hội để tìm hiểu nhu cầu nguồn nhân lực cũng như tạo mối quan hệ giữa nhà trường với nhà tuyển dụng, sinh viên với các cơ quan tuyển dụng. Từ đó tình trạng làm trái ngành, thất nghiệp của sinh viên ra trường mới có thể được giải quyết.
Học đi đôi với hành là vô cùng quan trọng
Như vậy, mơ hồ về ngành nghề, học tập không nghiêm túc, chọn sai chuyên ngành và môi trường học tập hay thị hiếu, trào lưu,... sẽ khiến nhiều bạn ra trường phải làm trái ngành nghề hoặc phải bắt đầu lại, chấp nhận thụt lùi so với các bạn đồng trang lứa. Điều này không chỉ khiến 4 năm học hoài phí mà còn khiến các bạn khó có thể thành công và thăng tiến trong sự nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường tuyển dụng có nhiều xáo trộn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 như hiện nay, việc chọn được một vị trí công việc phù hợp, đúng theo chuyên ngành đào tạo càng trở nên nan giải.
Học tập trải nghiệm – Giải pháp mở rộng cơ hội việc làm cho sinh viên ngay từ giảng đường đại học
Trong những năm gần đây, vấn đề liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ngày càng được các trường đại học coi trọng nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
Nắm bắt xu thế ấy, Trường Đại học Phenikaa trong những năm qua đã thực hiện phương châm "Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế, nhà trường gắn liền với doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp ra trường gắn với việc làm, thu nhập ổn định và cơ hội thăng tiến".
Nổi bật với mô hình đại học trải nghiệm – đổi mới sáng tạo, các chương trình đào tạo của Phenikaa được thiết kế theo định hướng chuẩn kiểm định và chuẩn nghề nghiệp quốc tế. 30 - 50% thời gian học tập của sinh viên được gắn với thực hành trải nghiệm, tạo cơ hội cho sinh viên ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn thông qua các bài tập tình huống, đề án liên ngành, thực tập tại gần 30 công ty thành viên của Tập đoàn Phenikaa và các công ty, doanh nghiệp đối tác của tập đoàn cũng như tham gia các dự án nghiên cứu ứng dụng trong Hệ sinh thái Phenikaa và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Phenikaa. Từ đó, không chỉ giúp các bạn sinh viên tạo lợi thế kinh nghiệm cho hồ sơ xin việc, tăng cơ hội được tuyển dụng trong lĩnh vực đúng chuyên ngành theo học, mà còn tự hình thành chiến lược phát triển nghề nghiệp của bản thân.
Sinh viên Khoa Du lịch Phenikaa trong giờ thực hành
Ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên của Trường Đại học Phenikaa đều được tạo điều kiện tham gia nhiều hoạt động bổ ích từ học thuật, văn hóa, văn nghệ, thể thao cho đến phong trào nghiên cứu khoa học từ đó trang bị kỹ năng mềm, ngoại ngữ, hình thành thái độ tự tin, ham học hỏi để sinh viên thích nghi và phát triển trong nhiều môi trường. Bên cạnh đó, nhà trường tiếp tục đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, giúp các sĩ tử có cơ hội trao đổi với các chuyên gia, những người đang trực tiếp làm việc trong nhiều ngành nghề để hiểu về văn hóa làm việc, các năng lực cụ thể về công việc thực tế, theo đó khám phá con đường sự nghiệp lâu dài.
Sản phẩm cuối cùng của giáo dục là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Việc học tập trong thời đại 4.0 không chỉ đơn thuần là lý thuyết mà cần làm giàu nhiều hơn bằng các kỹ năng mềm, hoạt động thực tiễn. Được trải nghiệm và thực hành càng sớm, càng nhiều, sinh viên càng có bản lĩnh khi bước vào giai đoạn tìm việc, phát huy được các thế mạnh riêng của bản thân mình.
Trường Đại học Phenikaa hướng tới trở thành trường đại học đa ngành, xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu, khởi nghiệp và hướng nghiệp. Trường phấn đấu đạt top 100 trường đại học tốt nhất châu Á trong vòng hai thập niên.
Bên cạnh các ngành học truyền thống như Tài chính – Ngân hàng, Ngôn ngữ Anh, Điều dưỡng, Dược học... trường luôn tiên phong cập nhật, đào tạo những ngành học đáp ứng nhu cầu thị trường lao động: Vật liệu tiên tiến và công nghệ nano; Khoa học máy tính (đào tạo tài năng); Vật liệu thông minh và trí tuệ nhân tạo; Công nghệ sinh học; Kỹ thuật hóa học; Kỹ thuật điện tử - viễn thông (Hệ thống nhúng thông minh và iOT); Kỹ thuật Y Sinh, Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa; Kỹ thuật ôtô...
Năm 2022, trường tuyển sinh 36 ngành/chương trình đào tạo với 4 khối ngành. Trong đó, xét tuyển thẳng 5 - 10% tổng chỉ tiêu dự kiến, xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 là 50 - 60% tổng chỉ tiêu dự kiến, xét tuyển theo kết quả học bạ THPT 20 - 40% tổng chỉ tiêu dự kiến, xét tuyển theo kỳ thi đánh giá tư duy & năng lực 5 - 10% tổng chỉ tiêu dự kiến.
Trường có nhiều chính sách học bổng giá trị dành cho nhiều đối tượng học sinh để thu hút nguồn sinh viên chất lượng cao và sinh viên vượt khó học giỏi.