Sửa lỗi Full Disk 100% trên Windows 8.1 thành công 100%
Sửa lỗi Full Disk 100% trên Windows 8.1 thành công 100% giúp máy bạn chạy ổn định hơn không còn hiện tượng giật giật.Lỗi này xảy ra hầu hất ở hệ điều hành windows 8.1 bài viết sau đây sẽ giúp các bạn khắc phục lỗi Disk 100% đơn giản hiệu quả nhất.
Nếu bạn đang sử dụng phiên bản Windows 8/ 8.1 hay Win 10 thì chắc hẳn đã gặp phải tình trạng lỗi full disk 100% rồi đúng không? Nguyên nhân thì rất nhiều, mình lấy ví dụ như bạn đang chạy một phần mềm nặng, do phần mềm diệt virus tích hợp sẵn trên windows (Windows Defender ), do nhiều chương trình chạy ẩn trên Windows, phiên bản Windows bạn đang sử dụng chưa được update để fix lỗi, hoặc có thể do phần cứng máy tính… nói chung là rất nhiều nguyên nhân. Mà một khi bị lỗi này thì cực kỳ ức chế và khó chịu, máy tính cứ đơ đơ, lag lag, giật giật khiến bạn không làm được gì. Nguy hiểm hơn là nó gây nóng máy và khiến máy tính của bạn nhanh hết pin và nhanh hỏng.
1. Set Ram ảo bằng thủ công thay vì để chế độ Automatically:
Để Ram ở chế độ Automatically (tự động) cũng là một trong những nguyên nhân khiến máy tính bạn bị dính lỗi Full Disk. Thay vì để chế độ Auto thì bạn nênSet cứng RAM ảo. Cách thực hiện như ảnh ở dưới:
Tại Tab Virtual Memory, bỏ dấu tick ở Automatically manage paging file size for all drives. Chọn ổ đĩa cài Hệ điều hành của bạn (thường là ổ C). Sau đó tích vào Custom size.
Tại mục Maximum size và Initial size. Bạn set cứng cho Ram ảo bằng 1/2 Ram thật của bạn. Ở đây mình có 4GB Ram nên sẽ Set một nửa là 2GB Ram = 2048 MB, tương tự các bạn làm với máy tính của bạn.
Cuối cùng ấn OK để lưu, và khởi động để thay đổi có hiệu lực.
2. Xử lý Troubleshooting
Bạn vào Control Panel, gõ Troubleshooting trên ô tìm kiếm và nhấn vào Troubleshooting.
Cửa sổ mới hiện ra, kích đúp chuột vào System and Security.
Cửa sổ mới hiện ra, kích vào System Maintenance.
Nhấn Next.
Sau đó cứ để cho máy nó làm việc khi xuất hiện thông báo System Maintenancenhư hình thì nhấn vào mục Try troubleshooting as an administrator.
Sau đó ngồi đợi, chờ cho nó chạy đến khi nào có chữ Close thì nhấn vào.
3. Tắt Maintenance
Cũng ở Control Panel, chọn System and Security và Action Center.
Tiếp theo nhấp chuột vào mũi tên đở phần thiết lập Maintenance, chọn Settings.
Bạn tích vào Never check for solutions (Not recommended) và OK.
4. Tắt Windows SmartScreen
Vẫn ở cửa sổ Action Center, chọn Change Windows SmartScreen Settings, sau đó tích vào Don’t do anything (Turn off Windows SmartScreen).
5. Tắt Service Superfetch
Các bạn ấn tổ hợp phím Windows + R để mở Run gõ Services.msc. Sau đó tìm Superfetch (ấn S rồi tìm cho nhanh), kích đúp vào nó và chọn Disabled.
6. Tắt Service Windows Search
Các bạn cũng làm tương tự như trên nhưng tìm Windows Search (ấn W rồi tìm), kích đúp vào nó và chọn Disabled.
7. Tắt Disk Diagnostics: Configure execution level
Các bạn vào Run gõ gpedit.msc. Sau đó tìm đến đường dẫn sau:
Computer Configuration / Adminnistrative Templates / System / Troubleshooting and Diagnostics / Disk Diagnostics
Nhìn sang cửa sổ bên phải bạn sẽ thấ yDisk Diagnostics: Configure execution level, kích đúp vào nó.
Chọn Disabled và OK để lưu.
8. Chống phân mảnh ổ cứng
Hiện nay có rất nhiều phần mềm để chống phân mảnh ổ cứng nhưng trong bài này mình sẽ sử dụng công cụ của Windows.
Mở This PC. Sau đó bạn nhấp vào một phân vùng bất kỳ, rồi chọn Manage -> Optimize.
Chọn phân vùng mà bạn muốn chống phân mảnh (nên chọn ổ cài ổ chứa HDH trước) rồi nhấn vào Optimize để tiến hành chống phân mảnh và tối ưu hóa phân vùng.
Computer như một hệ thống module lắp ghép của nhiều linh kiện thiết bị điện tử tin học thông minh. Kết cấu vận hành gồm 2 phần cơ bản: phần cứng và phần mềm. Hoạt động của chúng luôn có công dụng bổ trợ nhau, và bất kỳ sự cố nào cũng đều có một mối liên hệ như trong một cơ thể. Để khắc phục các sự cố tin học, kiến thức hiểu biết chúng luôn luôn là một đề tài quan trọng, rất cần thiết cho người sử dụng chúng.
Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng phần mềm bên thứ 3 như Smart Defrag 3, ưu điểm của phần mềm này là dễ sử dụng, hỗ trợ ngôn ngữ tiếng việt và hoàn toàn Miễn phí, các bạn có thể tải về và sử dụng tại:
9. Sử dụng các phần mềm dọn rác và sửa lỗi Registry
Mở This PC, sau đó bạn nhấp vào một phân vùng mà bạn cài hệ điều hành (thường là ổ C).Chuột phải > Preperties > Disk Cleanup.
Nếu muốn nhanh hơn thì các bạn có thể dùng phần mềm CCleaner, các bạn tải tại đây:
10. Gỡ các phần mềm không cần thiết, tắt các phần mềm không cần dùng lúc Windows khởi động
- Để gỡ các phần mềm không cần thiết các bạn có thể dùng chức năng có sẵn của Windows hoặc phần mềm bên thứ 3 như Revo Uninstaller, CCleaner,...
- Còn tắt các phần mềm, các bạn có thể sử dụng công cụ Startup ở thanh Task Manager, rồi Disable phần mềm mà bạn thấy không cần thiết (lưu ý khôngDisable Drivercủa hệ thống nhé).
11. Windows Update
Tải các bản vá lỗi của Mircosoft để sửa lỗi cho Windows của bạn.
Sửa lỗi Full Disk 100% trên Windows 8.1 thành công 100%
Reviewed by Học Sinh
on
June 05, 2016
Rating: 5