Breaking News

Thực phẩm chức năng là gì ?


Thực phẩm chức năng (Functional food) là các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc qua chế biến có bổ sung một hoặc vài chất có lợi cho sức khỏe con người.
Ví dụ: thực phẩm chức năng từ tự nhiên là hạt diêm mạch, hạt chia, hạt salba …. thực phẩm qua chế biến như viên uống omega-3, sữa canxi …..



Từ thực phẩm chức năng được người Nhật dùng đầu tiên vào giữa những năm 1980, để chỉ những thực phẩm qua chế biến có bổ sung thành phần hỗ trợ cho các chức năng đặc biệt của cơ thể giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, được gọi là thực phẩm đặc biệt dành cho sức khỏe (Foods for Specified Health Use -FOSHU) do Bộ Y Tế và Phúc Lợi chứng nhận (Japanese Ministry of Health and Welfare).
Theo viện Khoa Học và Đời Sống Quốc Tế (International Life Science Institute – ILSI) thì thực phẩm chức năng là thực phẩm có lợi cho một hay nhiều hoạt động của cơ thể như cải thiện tình trạng sức khỏe, giảm nguy cơ bệnh tật hơn là dinh dưỡng thuần túy mà nó mang lại.
Thực phẩm chức năng khác với thuốc như thế nào?
  • Thực phẩm chức năng được ghi trên nhãn sản phẩm là thực phẩm, đảm bảo an toàn với sức khỏe và phù hợp với qui định vệ sinh và an toàn thực phẩm.
  • Có thể sử dùng thường xuyên lâu dài để duy trì hoặc cải thiện sức khỏe mà vẫn an toàn, không có tác dụng phụ hay phản ứng phụ.
  • Người dùng có thể xem hướng dẫn cách dùng của nhà sản xuất mà không cần phải có kê toa từ bác sỹ.
Thực phẩm chức năng khác với thực phẩm như thế nào?
  • Được chế biến và sản xuất theo công thức, có bổ sung một số “chất bổ sung” có lợi và loại đi một số thành phần không có lợi cho sức khỏe. Việc bổ sung hay loại bớt phải chứng minh khoa học, có hàm lượng được cân đo cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận.
  • Thực phẩm chức năng có tác dụng đến sức khỏe, đến một số chức năng sinh lý của cơ thể nhưng ít tạo ra năng lượng hơn thực phẩm thông thường,
    ví dụ: thực phẩm ăn kiêng giảm béo có thành phần đạm không béo (protein) cao nhưng năng lượng rất thấp …
  • Hàm lượng sử dụng ít, có sản phẩm dùng vài miligam như vitamin … Người dùng có mục đích rõ ràng ví dụ dùng sữa canxi để đề phòng bệnh loãng xương.
Qui định ghi trên nhãn cho thực phẩm chức năng hay thực phẩm bổ sung như thế nào?
  • Ghi trên nhãn chất bổ sung thêm (hay thêm vào) với hàm lượng cụ thể bao nhiêu.
  • Cho biết ảnh hưởng của chất thêm vào lên cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể.
  • Mô tả lợi ích của thực phẩm đối với sức khỏe nhưng không được đề cập đến khả năng điều trị bệnh hay tình trạng sức khỏe liên quan.
  • Liên quan giữa chất bổ sung và hàm lượng của chất bổ sung có ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc giảm nguy cơ bệnh tật được tham khảo từ các bằng chứng khoa học đáng tin cậy đã được xác nhận bởi khoa học và các cơ quan có thẩm quyền.
Có nhiều loại thự phẩm chức năng: bổ sung cho tim mạch, bổ sung cho xương khớp, cải thiện hệ miễn dịch, giảm cân …..
Một số chất bổ sung trong thực phẩm chức năng và ảnh hưởng của nó lên các chức năng của cơ thể.
1. VITAMIN
 Tên chất bổ sungNguồn trong tự nhiênẢnh hưởng đến chức năng cơ thể
 Vitamin Acủ cà rốt,
rau có lá xanh xẫm
sữa, trứng, gan
– tốt cho mắt,
– tốt cho xương,
– hệ miễn dịch
Vitamin B1
(thiamin)
đậu hà lan,
ngũ cốc và
gạo
– điều tiết trao đổi chất (chuyển hóa thức ăn thành năng lượng)
– hỗ trợ chức năng hệ thần kinh
 Vitamin B2
(riboflavin)
rau lá màu xanh
thịt nạc, trứng
ngũ cốc có
bổ sung vi chất dinh dưỡng
– hỗ trợ tăng trưởng tế bào
– điều tiết trao đổi chất
 Vitamin B3
(niacin)
sản phẩm từ sữa, trứng, thịt gia cầm, ngũ cốc có bổ sung vi chất dinh dưỡng– hỗ trợ tăng trưởng tế bào
– điều tiết trao đổi chất
Vitamin B5
(pantothenic axit)
khoai lang, các loại thịt, tôm hùm, đậu nành, ngũ cốc có bổ sung vi chất dinh dưỡng– tổng hợp hormon.
– điều tiết trao đổi chất
Vitamin B6
(pyridocine)
 đậu, các loại hạt, ngũ cốc chưa chế biến, ngũ cốc có bổ sung vi chất dinh dưỡng– hỗ trợ duy trì hệ miễn dịch
–  điều tiết trao đổi chất
Vitamin B9
(Folate hay
Folic axit)
đậu, các loại họ đậu, cam quít, rau có lá màu xanh đậm, bánh mì, ngũ cốc, gạo– giảm nguy cơ cho mẹ có bầu và thai nhi khuyết tật não, hay khuyết tật tủy sống
– duy trì sức khỏe hệ miễn dịch
Vitamin B12
(cobalamine)
 trứng, thịt, gia cầm, sữa và ngũ cốc chế biến có bổ sung vi chất dinh dưỡng– hỗ trợ chức năng tâm thần
– điều tiết trao đổi chất
– hỗ trợ các tế bào máu
Biotingan, cá hồi, sữa, trứng, con hàu, ngũ cốc có bổ sung vi chất dinh dưỡng– tổng hợp hormone
– điều tiết sự trao đổi chất
Vitamin Cổi, hạt tiêu, kiwi, cam quít, dâu tây, đồ uống có bổ sung vi chất dinh dưỡng– trung hòa các gốc tự do có thể phá hỏng tế bào
– duy trì hệ miễn dịch
– hỗ trợ xương
Vitamin Dcá, sữa chua, đồ uống từ nước trái cây …– giúp điều chỉnh canxi và phốt pho.
– tăng khả năng hấp thu canxi tránh loãng xương
– hỗ trợ hệ miễm dịch
– giúp tăng trưởng các tế bào hỗ trợ.
Vitamin Ehạt hướng dương, hạt nhân, củ cải xanh, trong thực phẩm và đồ uống có bổ sung vi chất dinh dưỡng– trung hòa các gốc tự do có thể phá hủy tế bào
– hỗ trợ duy trì hệ miễn dịch
– duy trì sức khỏe cho hệ tim mạch
Ghi chú: 
  • Các sản phẩm giàu nguồn cung cấp vitamin A thường ở dạng beta-caroten (tiền vitamin A) nên cần phải ăn chín thì mới chuyển được qua vitamin A.
  • Vitamin D thường tồn tại trong tự nhiên (hay cơ thể) ở nhiều dạng nhưng có 2 dạng chính là vitamin D3 (còn được gọi là cholecalciferol) và vitamin D2(ergocalciferol). Vậy để chuyển hóa vitamin D2 và D3 sang vitamin D cần phải có tác dụng kích thích của tia cực tím UVB (ánh nắng mặt trời), nên cũng nên phơi nắng sáng để cơ thể dễ hấp thu canxi và phốt phát.
2. KHOÁNG CHẤT
Tên chất bổ sungNguồn trong tự nhiênẢnh hưởng
đến chức năng cơ thể
Can xicá mòi, rau spinach,
động vật thân giáp, sữa chua, sữa ít béo, thực phẩm bổ sung
– phòng được loãng xương
– phòng tránh hạ canxi máu
Ma -giêrau spinach, hạt bí ngô,
hạt hạnh nhân, một số
loại hạt, cá bơn
ngũ cốc
– hỗ trợ chức năng của cơ, chức năng của hệ thần kinh
– duy trì hệ miễn dịch
– chức năng của xương
Kalikhoai tây, các loại sản phẩm từ sữa ít béo, chuối, đậu, lá rau màu xanh đậm, cam quít, các loại hạt…giảm nguy cơ cao huyết áp và đột quị, phải kết hợp chế độ ăn giảm natri
Seleniumcá, thịt đỏ, các loại hạt, gan, trứng, tỏi…– trung hòa các gốc tự do có thể làm hỏng tế bào
– duy trì hệ miễn dịch
– duy trì sức khỏe của tuyến tiền liệt
3. CHẤT XƠ (DIETARY FIBER) – chất bổ sung trong thực phẩm chức năng
Tên chất bổ sungNguồn trong tự nhiênẢnh hưởng đến chức năng cơ thể
chất xơ hòa tantrấu của gạo, đậu hà lan, trái táo Tây (apple), cam quít– giảm nguy cơ về bệnh mạch vành.
– giảm nguy cơ một số bệnh ung thư.
chấ xơ không hòa tancám gạo, cám lúa mì, cám bắp (ngô), vỏ trái cây– duy trì hệ tiêu hóa
– giảm nguy cơ một số bệnh ung thư
beta-glutencảm yến mạch, bột yến mạch, bột mì, lúa mạch, lúa mạch đen có khả năng làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành
4. AXIT BÉO CHƯA NO – chất bổ sung trong thực phẩm chức năng
Tên chất bổ sungNguồn trong tự nhiênẢnh hưởng đến chức năng cơ thể
Omega-3
fatty acid DHA/EPA
– cá hồi (salmon)
– cá ngừ (tuna)
– một số loại dầu cá khác
– có thể giảm nguy cơ bệnh mạch vành
– hỗ trơ và duy trì sức khỏe cho mắt.
– hỗ trợ cho chức năng hệ thần kinh.
Omega-3
fatty acid ALA
– hạt lành, dầu hạt lanh
– quả óc chó
– hỗ trợ và duy trì sức khỏe hệ tim mạch và mắt
– hỗ trợ và duy trì chức nắng hệ thần kinh
Linoleic axitphô-mai, thịt cừu, thịt bò, một số loại hạt– duy trì sức khỏe hệ miễn dịch
– hỗ trợ duy trì thành phần của cơ thể
axit béo đơn
chưa bão hòa
– các loại hạt
– dầu ô-liu
giảm nguy cơ bệnh mạch vành
5. Một số chất khác – chất bổ sung trong thực phẩm chức năng
Tên chất bổ sungNguồn trong tự nhiênẢnh hưởng đến chức năng của cơ thể
đạm đậu nành
(soy protein)
hạt đậu nành, thực phẩm từ đậu nành (sữa, đậu phụ …)– tốt trong chế độ ăn giảm cân.
– có thể giảm nguy cơ bệnh mạch vành.
phytoestrogen
Lignans
hạt lanh, các loại hạt, lúa mạch đen, một số loại rau, bắp cải xanh, cà-rốt.– hỗ trợ, duy trì sức khỏe hệ miễn dịch.
– hỗ trợ, duy trì sức khỏe hệ tim mạch.
6. FLAVONOID – chất bổ sung trong thực phẩm chức năng
Tên chất bổ sungNguồn trong tự nhiênẢnh hưởng đến chức năng cơ thể
Anthocyanins –
Cyanidin, Pelargonidin,
Delphinidin, Malvidin
quả nho đỏ, hạt nho, quả anh đào, quả berry (quả mộng), quả – tăng cường chất chống oxy hóa cho tế bào
– hỗ trợ và duy trì cho chức năng não
Flavonols – catechins, epicatechins, epigallocatechintrà, ca cao, táo (apple), quả nho, hạt nho hỗ trợ và duy trì sức khỏe tim mạch
Flavonols – quercetin, kaempferol, isohamnetin, myricetincủ hành tây, táo (apple), trà, bông cải xanh – trung hòa các gốc tự do có thể làm hỏng tế bào
– tăng cường chất chống oxy hóa cho tế bào
Flavonones – hesperetin, naringenin trong trái cây họ cam quít– trung hòa gốc tự do có khả năng làm hỏng tế bào
– tăng cường chất chống oxy hóa cho tế bào
Procyanidins và Proanthocyanidinsca cao, táo (apple), trái nho, rượu vang đỏ, đậu phụng (phộng), quế, sô cô la– hỗ trợ, duy trì sức khỏe đường tiết niệu
– hỗ trợ, duy trì sức khỏe hệ tim mạch.
Ngoài ra còn có nhiều chất bổ sung khác có lợi cho chức năng của cơ thể được bổ sung  trong quá trình chế biến thực phẩm chức năng. Tuy nhiên trên đây chỉ nêu ra một vài chất bổ sung thông dụng có thể hỗ trợ cho các bạn hiểu hơn khi đọc thông tin trên nhãn sản phẩm thực phẩm chức năng hoặc cũng có thể lên kế hoạch trong chế độ ăn uống từ các sản phẩm thiên nhiên có lợi cho sức khỏe.

Nguồn lamdepsaigon.com.vn

Popular Posts