Breaking News

Những sự cố và biện pháp khắc phục lỗi cho Computer


Computer như một hệ thống module lắp ghép của nhiều linh kiện thiết bị điện tử tin học thông minh. Kết cấu vận hành gồm 2 phần cơ bản: phần cứng và phần mềm. Hoạt động của chúng luôn có công dụng bổ trợ nhau, và bất kỳ sự cố nào cũng đều có một mối liên hệ như trong một cơ thể. Để khắc phục các sự cố tin học, kiến thức hiểu biết chúng luôn luôn là một đề tài quan trọng, rất cần thiết cho người sử dụng chúng.

Lời mỡ đầu

Chương mục nầy, vẫn còn chưa đầy đũ, vẫn còn những sơ sót chưa được hoàn thiện, Khanhnguyen' s blog sẽ còn cập nhật tiếp theo. Hiện thời chỉ dùng để tham khảo, nếu có chi thiếu sót, mong các bạn bổ sung giúp cho. Còn một việc đáng lưu ý: Bạn nên dùng tổ hợp phím [Ctrl - F] để tìm kiếm những thiết bị, phần mềm, sự kiện...có tên ngắn gọn, thường dùng để bổ trợ cho việc tìm kiếm thông tin hướng dẫn.
***Hư hỏng ở đâu, sữa chữa ở đó

***Các sự cố thường gặp

1. Lỗi máy tính reset liên tục, tự động tắt nguồn và cách xử lý.
2. Nếu laptop của bạn có vẻ hoàn toàn bình thường, các ổ đĩa khởi động tốt, nhưng hệ thống lại hoạt động không ổn định hoặc chậm chạp, vấn đề có thể là do hệ điều hành của bạn.
3. Ổ cứng hoặc SSD (Solid State Drive) là nơi chứa toàn bộ các dữ liệu hệ thống và các tập tin cá nhân của người dùng trên máy tính. - Triệu chứng: hệ điều hành chạy chậm, kém hiệu quả, thường xuyên bị đứng máy, dữ liệu bị hư hỏng, phát ra các âm thanh lạ…
4. Thời gian hệ thống và ngày liên tục phải thiết lập lại, driver ngừng hoạt động, thỉnh thoảng máy tính có thể sẽ không khởi động hoặc đơn giản là tự tắt đột ngột và một số lỗi khác nữa. Nếu gặp một trong các vấn đề bên trên, chắc chắn rằng pin CMOS của bạn đã bị lỗi hoặc hết pin.
5. laptop không khởi động được và bạn nghe các tiếng bíp, BSODs trong khi cài đặt hệ điều hành, gặp sự cố khi chạy các ứng dụng nặng…
6. Lỗi máy tính reset liên tục, tự động tắt nguồn và cách xử lý.
7. Hệ thống Windows trở nên hoạt động nặng nề, chậm chạp sau một thời gian sử dụng.
8, Sau khi cài mới Windows 7, bạn mới “tá hỏa” là ổ quang trong Windows Explorer tự dưng “mất tiêu”!
9. Trong BIOS nhận dạng được ổ CD/DVD nhưng trong Windows lại không nhận dạng được, kể cả trong Device Manager.
10. Bạn cần chép dữ liệu hay xem phim từ đĩa DVD mới mua nhưng khi nhấn nút Eject để mở khay ổ quang ra thì… không có động tĩnh gì hết, mặc dù đèn tín hiệu ổ đĩa vẫn chớp.
11. Ổ đĩa chạy liên tục, không ngớt. Trong khi Windows Explorer lại không có mục CD/DVD Drive. Vào Device Manager mục DVD/CD-Rom drives bị biểu tượng 
12. Trường hợp bất cẩn, bạn làm rớt máy laptop, trên mặt kiếng màn hình bị nứt hoặc bị vỡ, bạn sẽ xử lý sao đây?
13. Trường hợp bất cẩn, bạn làm nước bản ướt vào máy Computer
14. Bạn đang ghi đĩa CD/DVD bằng Nero hay một trình chép đĩa nào nào đó thì bỗng dưng xuất hiện thông báo lỗi Power Calibration Error hoặc Medium Speed Error. Sau đó, đĩa tự động chạy ra và… bị hỏng.
15. Cứu dữ liệu ổ cứng do Format nhầm
16. Trình duyệt Chrome hay bị treo
17. Sửa lỗi wifi hiển thị dấu chấm than
18. Sau một thời gian dài sử dụng máy tính, bạn nhận thấy rằng máy tính của mình ngày một chạy chậm dần, không ổn định, quá trình khởi động “ì ạch”, thậm chí phải mất cả tiếng đồng hồ mới khởi động xong, việc xử lý các ứng dụng dù là nhỏ nhất cũng mất nhiều thời gian...
19. Hướng dẫn sữa lỗi "Removable" của USB
20. "Tuyệt chiêu" khắc phục triệt để tình trạng 100% Disk Usage trên Windows 10 Anniversary
21. Ngoài các triệu chứng hiển thị rõ ràng ở màn hình thì sẽ có thể là không hiển thị gì cả. Trong trường hợp nầy, bạn thử kết nối laptop với một màn hình ngoài thông qua cổng VGA để xác định xem nó lỗi chip (nằm trên mainboard) hay lỗi LCD.
22. Báo lỗi Please insert a disk into drive X mỗi khi kích hoạt ổ DVD/CD dù đĩa đã nằm sẵn trong khay.
23. Khi đọc đĩa, ổ quang phát ra tiếng rít rất to cộng với tốc độ quay kinh khủng và rất nóng, có thể đi kèm hiện tượng treo máy “Not responding…” khi kích hoạt ổ đĩa CD/DVD trong Windows.
24. Máy tính bị nhiễm virus.
25. Trong một lúc nào đó, bạn mỡ máy Computer mà không thấy tập tin của bạn, chúng ở đâu rồi? Bạn hãy bình tỉnh để xem thêm các hướng dẫn khi Click vào đây nhé..
26. Làm thế nào để biết máy Computer của bạn thiếu RAM? Làm thế nào để nhận biết đúng chủng loại RAM mà bạn cần thay hoặc nâng cấp?.
27. Triệu chứng để biết ổ đĩa cứng bị bad Sector ? Biện pháp khắc phục ?
28. Sử dụng máy tính như thế nào để tiết kiệm RAM nhất?
29. cập nhật BIOS cho main Giga, Asus, Asrock để nâng cấp CPU kaby lake


Danh mục gồm:(Bạn click vào để chọn xem)


             A. Laptop Computer
             B. Desktop Computer
             C. Lỗi thường gặp trên ổ CD/DVD
                D. Ổ đĩa Cứng
             E. Lỗi duyệt mạng
             F. Lỗi Hệ điều hành
             G. Thiết bị ngoại vi:


    A. Laptop Computer:

    Danh mục gồm:(Bạn click vào để chọn xem)


                 1.Lỗi hệ điều hành
                 3. Lỗi do Pin CMOS
                 4. Lỗi RAM:
                 5. Lỗi LCD
                 6. Thay hoặc thêm RAM:
                 7. Thay bàn phím
                 8. Màn hình bị vỡ
                 

    - Triệu chứng: Nếu laptop của bạn có vẻ hoàn toàn bình thường, các ổ đĩa khởi động tốt, nhưng hệ thống lại hoạt động không ổn định hoặc chậm chạp, vấn đề có thể là do hệ điều hành của bạn.

    - Sửa chữa: Giả sử nếu đang sử dụng Windows, bạn có thể khởi động máy tính bắt đầu từ Safe Mode (chế độ an toàn) để chẩn đoán các nguy cơ và khắc phục vấn đề. Có lẽ là do một driver bị lỗi hoặc một registry bị hư hỏng. Thay vì lãng phí thời gian để sửa chữa hệ điều hành của bạn, tốt hơn là bạn nên cài đặt lại. Bạn có thể bắt đầu bằng việc sao lưu dữ liệu máy tính và thực hiện việc cài đặt thông qua USB hoặc sử dụng đĩa DVD tương ứng.


    - Triệu chứng: Ổ cứng hoặc SSD (Solid State Drive) là nơi chứa toàn bộ các dữ liệu hệ thống và các tập tin cá nhân của người dùng trên máy tính. - Triệu chứng: hệ điều hành chạy chậm, kém hiệu quả, thường xuyên bị đứng máy, dữ liệu bị hư hỏng, phát ra các âm thanh lạ… Một dấu hiệu nữa chắc chắn rằng ổ cứng hoặc SSD của bạn đã chết là nếu màn hình được bật, đèn báo của laptop nhấp nháy, nhưng không có gì khác xảy ra hoặc bắt gặp một thông báo something along the lines of a primary boot device missing. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp laptop không phát ra âm thanh, không có đèn hoặc tín hiệu gì, và nếu bạn đã kiểm tra bộ sạc, rất có khả năng là do bo mạch chủ hoặc các thành phần của nó gặp sự cố. Lúc nầy, bạn hãy xem xét đến các sự cố nằm ở bên dưới bài viết nầy. Lưu ý là khi phát hiện một trong các triệu chứng trên, hãy chắc chắn rằng dữ liệu của bạn đã được sao lưu an toàn.

    - Khắc phục: Khi ổ cứng hoặc SSD đã chết, bạn có thể sửa chữa nó bằng cách thay thế. Điều nầy khá dễ dàng, bạn chỉ cần loại bỏ các ổ cứng cũ và mua một ổ cứng mới với một kết nối tương tự (IDE hoặc SATA), và gắn kết nó vào vị trí tương ứng của ổ đĩa cũ là được.

    3. Lỗi do Pin CMOS: 



     Pin CMOS cung cấp năng lượng để lưu trữ các thiết lập BIOS khi máy tính đã tắt.

    - Triệu chứng: Thời gian hệ thống và ngày liên tục phải thiết lập lại, driver ngừng hoạt động, thỉnh thoảng máy tính có thể sẽ không khởi động hoặc đơn giản là tự tắt đột ngột và một số lỗi khác nữa. Nếu gặp một trong các vấn đề bên trên, chắc chắn rằng pin CMOS của bạn đã bị lỗi hoặc hết pin.

    - Khắc phục: Việc thay thế pin CMOS trên máy tính bàn thường khá dễ dàng, tuy nhiên đối với laptop thì bạn cần thao tác cẩn thận hơn, bạn mở các con ốc nằm ở mặt dưới máy và tìm một cục pin nhỏ cỡ đồng xu, sau đó đè ngón tay vào một cạnh để bật nó ra. Trong một số trường hợp, nó khá khó khi tháo lắp, không giống như việc thay RAM hoặc HDD/SSD.

    4. Lỗi RAM: 



     RAM là bộ nhớ tạm thời của máy tính, dùng để lưu trữ các thông tin về hệ thống hoặc các ứng dụng đang chạy.

    - Triệu chứng: laptop không khởi động được và bạn nghe các tiếng bíp, BSODs trong khi cài đặt hệ điều hành, gặp sự cố khi chạy các ứng dụng nặng…

    - Khắc phục: Sử dụng các ứng dụng kiểm tra RAM trong đĩa Hirenboot hoặc chạy chương trình Memtest86 nhằm xác định lỗi. Bên cạnh đó, bạn có thể mở chốt ở mặt dưới máy tính để kiểm tra các thanh RAM đã được gắn đúng socket của nó hay chưa. Nếu điều đó không giải quyết được vấn đề và bạn chỉ có một thanh RAM, bạn thử gắn nó sang một khe cắm khác. Nhưng nếu có 2 thanh RAM, bạn hãy thử gỡ bớt một thanh và thực hiện khởi động.



    Trường hợp, không giải quyết được vấn đề, bạn nên tính kế hoạch thay RAM kế tiếp

    5. Lỗi LCD: 



     - Triệu chứng: Ngoài các triệu chứng hiển thị rõ ràng ở màn hình thì sẽ có thể là không hiển thị gì cả. Trong trường hợp nầy, bạn thử kết nối laptop với một màn hình ngoài thông qua cổng VGA để xác định xem nó lỗi chip (nằm trên mainboard) hay lỗi LCD.

    - Khắc phục: Khi tất cả mọi thứ đều hoạt động tốt với một màn hình bên ngoài, có thể là bạn sẽ cần phải tốn một ít tiền để thay thế LCD bị hỏng. Việc nầy không phải dễ dàng vì nó cần các công cụ đặc biệt hoặc kĩ năng tháo lắp, do đó bạn nên đem máy đến nơi bảo hành hoặc các trung tâm uy tín để sửa chữa.

    6. Thay hoặc thêm RAM: 


     - Việc tháo lắp RAM được xem như là một trong những kỹ năng cơ bản nhất cho người mới bắt đầu mày mò phần cứng máy tính. Hầu hết laptop hiện nay đều cho phép tiếp cận vào vùng bố trí RAM một cách dễ dàng.





    Người dùng laptop thường có thể mở nắp khoang đặt RAM riêng bằng vài con ốc ở nắp mặt dưới. Sau khi đã tháo nắp, bạn chỉ cần gỡ bỏ RAM cũ bằng cách mở chốt gài, trượt nhẹ RAM ra, rồi sau đó gắn RAM mới vào đúng chỗ là hoàn thành.
    Tuy nhiên, có một số mẫu laptop ngoại lệ thường sử dụng loại RAM được tích hợp vào bo mạch chủ nhưng thực sự thì các mẫu máy này nói chung thường không cần nâng cấp RAM.
    Thật ra, phần khó nhất của quá trình nâng cấp hay thay RAM không phải là việc cài đặt vật lý mà là quá trình chọn mua. Bạn phải chắc chắn rằng mua đúng loại RAM cho hệ thống bằng cách kiểm tra bo mạch chủ laptop của mình hỗ trợ RAM DDR2 hay DDR3, cùng với tốc độ bus hỗ trợ thường được ký hiệu bằng thông số Megahertz (MHz). Một khi đã có hai thông tin này, bạn có thể bắt tay vào việc đi mua RAM.
    Thông thường thì người dùng có thể tìm các thông tin này trên trang web của nhà sản xuất laptop. Đồng thời, cũng có thể dùng các công cụ như CPU-Z và Crucial System Scanner để quét toàn bộ thông tin về hệ thống của mình.


    7. Thay bàn phím:



    Hầu hết laptop thường dễ hư bàn phím nhất, đặc biệt là laptop chơi game. Bên cạnh đó, bàn phím là thành phần thường dễ bị nước hay các loại chất lỏng vấy bẩn nhất trong quá trình sử dụng.

    Việc thay thế bàn phím thường cần đến một vài loại tua-vít phù hợp để mở ốc. Sau đó, bạn có thể nhẹ nhàng trượt phần bàn phím ra khỏi khung máy rồi tháo rời các cáp kết nối dữ liệu giữa bàn phím với bo mạch chủ. Tiếp theo, bạn chỉ cần thực hiện các bước ngược lại để lắp bàn phím mới vào.





    Lưu ý rằng, dù hầu hết bàn phím laptop đều có cách thay thế tương tự nhau, nhưng sẽ có trường hợp ngoại lệ. Cách tốt nhất là tìm hiểu về model laptop của bạn trên mạng trước để tìm loại bàn phím thay thế phù hợp. Trang web YouTube của Google có hàng trăm video giải thích về quá trình thay thế bàn phím. Trang iFixit.com cũng là một nguồn tốt để tham khảo về việc mổ xẻ phần cứng các loại thiết bị công nghệ. Sau khi nghiên cứu, bạn có thể quyết định bắt tay tiến hành việc thay thế bàn phím cho chiếc laptop của mình.



    8. Màn hình bị vỡ:




    Giả sử bạn đang làm việc với chiếc laptop đặt trên đùi và vô tình làm rớt máy xuống đất khiến màn hình bị vỡ, đừng quá lo mà nên nhanh chóng áp dụng giải pháp sau. Việc đầu tiên phải thực hiện là kiểm tra xem ngoài màn hình bị hư thì còn có thành phần nào quan trọng hơn như card đồ họa bị ảnh hưởng hay không. Nếu màn hình chỉ bị nứt lớp kính bảo vệ và vẫn hoạt động bình thường, bạn cứ tiếp tục dùng máy tính như bình thường để tìm xem có vấn đề gì khác xảy ra không.



    Nếu không phát hiện hỏng hóc rõ ràng nhưng màn hình hoạt động khác thường, bạn hãy thử gắn một màn hình ngoài cho laptop. Máy tính sẽ cần có cổng xuất HDMI, mini-HDMI, DisplayPort, mini-DisplayPort, DVI hay VGA và một màn hình ngoài hay TV để thực hiện việc này. Vài loại laptop có chế độ hiển thị ngoài cần phải được kích hoạt mới hoạt động, thường bằng các phím Function. Nếu laptop của bạn hiển thị tốt trên màn hình ngoài thì bạn chỉ gặp vấn đề về màn hình thôi chứ không bị hỏng hóc nào quan trọng hơn.
    Trường hợp màn hình bị nứt nhẹ dọc theo cạnh, bạn có thể tiếp tục dùng laptop như thường lệ nhưng không nên di chuyển, đậy laptop lại hay mang laptop theo mình vì màn hình nếu bị đè lên, vết nứt có thể bị lớn hơn. Nếu bạn có sẵn một màn hình ngoài, bạn có thể tạm thời dùng laptop như một máy tính để bàn.
    Nếu vẫn muốn thay màn hình mới, bạn có hai tùy chọn: có thể tự mình thay lấy hay có thể đem laptop đến sửa ở một tiệm sửa chữa uy tín (hoặc ở công ty chính hãng nếu laptop được bảo hành mở rộng cho những hỏng hóc tình cờ). Tự thay màn hình cho loại laptop cơ bản dễ thực hiện hơn bạn tưởng, nhưng nếu có loại laptop chuyên dùng như ultrabook hay MacBook, bạn nên đem tới tiệm chuyên nghiệp. Màn hình cực mỏng như màn hình trên ultrabook và MacBook Air có thể rất khó thay và thường được khuyến cáo không nên tự thay.


    B. Desktop Computer:


    Danh mục gồm:(Bạn click vào để chọn xem)


                             


      a. Không Tìm Thấy Bàn Phím

      Khi tháo máy để vệ sinh hoặc sửa chữa, nếu người dùng không cắm ổ bàn phím khít thì khi bật máy tính lên sẽ xuất hiện thông báo lỗi “Keyboard not found” (như hình bên dưới). Lỗi này thường xảy ra với máy tình để bàn dùng cổng PS/2 và main đã cũ.


      Cách khắc phục: 

      Rút dây bàn phím ra và cắm chắc vào main, nếu vẫn thấy báo lỗi không tìm thấy chuột thì bạn cần kiểm tra đầu nối nữa dây bàn phím với main xem nó có cong vênh không. Nếu có bạn dùng thanh thép nhỏ (có thể lấy kéo cũng đươc) uốn lại cho thẳng. Bạn cần hết sức nhẹ nhàng nếu không rất dễ làm gẫy chân cắm.
      b. Hết Pin CMOS


      Khi khởi động Win mà nhận được thông báo "CMOS checksum error" đồng thời hệ thống yêu cầu Bấm F1 để tiếp tục (vào Windows), hoặc F2/Delete để cài lại thời gian trong BIOS. Cho dù bạn có chỉnh lại thời gian đi nữa cũng không khắc phục được. Trong trường hợp này, rất có thể là pin CMOS đã chết.


      Cách khắc phục: 

      Bạn chỉ cần thay cục pin CMOS mới là máy tính của bạn lại hoạt động bình thường. Giá một cục pin CMOS cũng không hề đắt nó chỉ giao động từ 7 đến 15 nghìn đồng tùy loại
      c. Ổ Cứng Bị Bad SectorKhi ổ cứng sử dụng một thời gian sẽ rất dễ bị bad sector, phân mảnh ổ cứng. Nếu nhẹ, Windows vẫn chạy được nhưng rất chậm và thường xuyên hiển thị lỗi “Windows detected a hard disk problem”. Nếu nặng hơn thì máy sẽ bị đơ ngay khi khởi động máy.


      Cách khắc phục: 

      Để khắc phục lỗi bad sector, bạn không nên sử dụng phần mềm chạy trên nền Windows mà hãy dùng phần mềm HDD Regenerator trên đĩa Hirent’s Boot để quét và sửa lỗi. Bạn tham khảo thêm ở mục 3D và mục 6
      d. RAM LỏngNếu không có RAM, CPU sẽ không thể chạy được. Nếu ram bị lỏng trên máy tính để bàn, bạn có thể nghe thấy những tiếng bíp liên tiếp, còn với laptop thường có đèn bàn phím nhấp nháy báo hiệu.


      Khắc phục: 

      Bạn chỉ cần tháo RAM ra khỏi khe cắm, sau đó dùng vải hoặc giấy mềm lau RAM và khe cắm cho sạch trước khi cắm lại là được.


      2. 8 cách giải phóng bộ nhớ RAM

      .

      1. Kiểm soát những chương trình khi khởi động:

      Gỡ bỏ chương trình chạy cùng Windows

      Lưu ý, cách làm tương tự với các phiên bản hệ điều hành Windows.
      Bước 1:
      Truy cập Start > All programs để gỡ bỏ bất kỳ phần mềm nào không sử dụng.
      Bước 2:
      Với Windows 10 nhập lệnh MSCONFIG để tìm kiếm, còn từ Windows 7 trở xuống bạn có thể tìm kiếm MSCONFIG.EXE trong hộp thoại Run hoặc Search.
      Nhấp vào thẻ Startup để xem phần mềm nào được cấu hình khởi động cùng Windows. Windows 7 trở xuống, các phần mềm sẽ xuất hiện ngay trong bảngStartup. Còn Windows 10, bạn nhấn vào phần Open Task Manager để kiểm tra.
      Bước 3:
      Tại đây, bạn có thể kiểm soát những phần mềm nào không cần thiết, hoặc thiết lập để không chạy cùng Windows khi khởi động bằng cách nhấn vào từng chương trình chọn Disabled.

      Quản lý các tiện ích Add-ons:

      Ứng dụng Add-ons cho các trình duyệt cũng tiêu tốn khá nhiều dung lượng RAM. Bạn cần kiểm tra từng Add-ons và vô hiệu hóa chúng nếu như không sử dụng.
      Bước 1:
      Tại Google Chrome, nhấn vào biểu tượng 3 gạch trên cùng màn hình, chọn Cài đặt và truy cập Tiện ích để kiểm tra các Add-ons đã và đang sử dụng.
      Bước 2:
      Nhấn vào biểu tượng thùng rác để xóa những tiện ích không sử dụng đến.

      2. Vô hiệu hóa những dịch vụ không mong muốn:

      Một số dịch vụ Windows không cần thiết cũng là nguyên nhân khiến máy tính của bạn chạy chậm, chẳng hạn như Windows Defender. Nó chiến khoảng 20MB thậm chí nhiều hơn nếu như bạn chạy nền. Nếu đã có công cụ diệt virus cho máy tính nên tắt Defender
      Nếu quyết định vô hiệu hóa các dịch vụ khác, chúng ta cũng có thể thiết lập ngay trên máy tính.

      Bước 1:

      Trong Start nhập services.msc để khởi chạy. Bạn sẽ thấy bảng danh sách các dịch vụ đang chạy trong Windows.

      Bước 2:

      Để tắt hoàn toàn dịch vụ, kích chuột phải vào một ứng dụng và chọn Properties.

      Bước 3:

      Bảng thiết lập xuất hiện. Tại phần Startup type, nhấn vào mũi tên và chọn Disabledrồi nhấn OK để hoàn thành.
      Cách này sẽ vô hiệu hóa chương trình ngay cả khi bạn có khởi động lại máy tính.
      Nếu muốn vô hiệu hóa tạm thời, khi khởi động lại máy tính dịch vụ sẽ tự động khởi chạy, kích chuột trái vào dịch vụ và nhấn vào hình vuông trên màn hình để dừng chạy.

      Một số dịch vụ bạn có thể xem xét và vô hiệu hóa hoàn toàn trên máy tính:
      • Apple Mobile Device: đi kèm iTunes, không cần thiết nếu như bạn không có một thiết bị của Apple để kết nối. 
      • Distributed Link Tracking Client: duy trì các liên kết giữa các tập tin trên một mạng lưới tên miền, không phải là một tính năng mà chúng tôi sử dụng. 
      • Nero BackItUp Scheduler 3: cung cấp với Nero Burning ROM, nhưng không cần thiết nếu bạn không sử dụng các công cụ back-up. 
      • Offline Files: hữu ích nếu bạn đồng bộ hóa các tập tin giữa các máy tính, nhưng chúng tôi không cần. 
      • Tablet PC Input Service: Đây không phải là một Tablet PC (máy tính bảng). 
      Quá trình này có lẽ giúp phục hồi 10MB bộ nhớ RAM. Bạn có thể đạt được nhiều hơn nếu lược bỏ thêm nhiều dịch vụ, nhưng cũng gặp những sự cố nguy hiểm nếu bạn loại bỏ những thứ gì đó mà thực sự cần.

      3. Giảm bớt yêu cầu phần cứng:

      Nếu PC của bạn có bộ nhớ 4GB, rất có thể bạn chỉ truy cập từ 3 đến 3.5GB RAM, bởi vì BIOS đã cấp phần địa chỉ trống còn lại cho card màn hình, card mạng và những phần cứng khác.
      Để kiểm tra dung lượng cấp cho phần cứng trên PC, thực hiện theo các bước sau:

      Bước 1:

      Nhập devmgmt.msc tại Start để khởi chạy Device Manager.

      Bước 2:

      Bấm View chọn Resources by type để mở rộng bộ nhớ.
      Phần tài nguyên bị cắt mất hầu như do card màn hình. Nếu có card đồ họa 512MB thì có thể nó sẽ chiếm 512MB hoặc nhiều hơn ổ nhớ máy tính. Điều này có lẽ sẽ không phải là vấn đề nếu bạn có 2GB RAM mà ở đó không có phần bộ nhớ nào bị khóa, nhưng nếu bạn có 4GB thì nó sẽ ngăn cản bạn sử dụng tối đa bộ nhớ.
      Bạn không thể giải quyết vấn đề này một cách hoàn toàn, nhưng cũng có những cách để giảm tác động của nó. Ví dụ, nếu cài đặt một card mở rộng mà bạn không còn cần nữa, hãy tháo gỡ nó. Nếu bạn không tận dụng hết card màn hình thì hãy xem xét hạ nó xuống với một mức RAM tối thiểu (128MB là đủ để chạy Vista). Kiểm tra BIOS để tắt các tính năng không cần. Có một trình đơn thường được gọi là Onboard Device Configuration hoặc Integrated Periphrals, nơi bạn có thể vô hiệu hoá card đồ họa on-board, card âm thanh tích hợp, network adapters hay kênh IDE chưa sử dụng...v.v.. Dùng cách này để tắt các phần cứng dư thừa, BIOS sẽ không phân bổ bộ nhớ cho chúng và phần dung lượng ấy sẽ dành cho bạn.

      4. Tắt tính năng không cần thiết:

      Đừng kích hoạt quá nhiều tính năng Windows, trừ khi bạn thực sự cần nó. Ví dụ để tăng tốc cho Windows Vista, tắt các giao diện Aero nếu bạn có thể làm việc mà không có nó (click chuột phải vào màn hình, chọn Personalize > Theme và chọn Windows Classic). Máy tính sẽ nhìn không đẹp lắm, nhưng bù lại tiết kiệm gần 40MB bộ nhớ RAM. Nếu việc xem biểu tượng mạng nhấp nháy khi chuyển giao dữ liệu là không cần thiết, click chuột phải vào biểu tượng, chọn Turn Off Activity Animation và bạn sẽ tiết kiệm được 1 đến 5Mb bộ nhớ RAM.

      5. Chạy Explorer hiệu quả:

      Windows Explorer có thể chạy mỗi cửa sổ Explorer trong một quá trình riêng biệt, vì vậy, nếu một cửa sổ bị treo thì nó sẽ không ảnh hưởng tới cái khác. Nghe thật hợp lý, nhưng trong thử nghiệm của chúng tôi, nó sử dụng ít nhất thêm 10MB bộ nhớ RAM cho mỗi cửa sổ Explorer bạn mở. Nếu Windows vẫn bị treo nên tìm hiểu lý do tại sao, tắt tính năng này đi và đòi lại phần bộ nhớ bị lãng phí. 
      Với bản Windows 10 cách làm tương đối đơn giản:

      Bước 1:

      Bạn nhập lệnh Folder Options trên thanh tìm kiếm để truy cập vào File Explorer Options.

      Bước 2:

      Tại giao diện File Explorer Options, trong phần View bỏ tích Launch folder windows in a separate process và nhấn OK.
      Cách làm với bản Windows 7 trở xuống:

      Bước 1:

      Bạn truy cập vào Tools.

      Bước 2:

      Trong phần Folder Options chọn View và cũng bỏ tích Launch folder windows in a separate process, nhấn OK.

      6. Giảm thiểu các ứng dụng:

      Nếu bạn đang chạy một ứng dụng, chắc hẳn nó sẽ tiêu thụ RAM, nhưng có một cách để giảm bớt điều đó: giảm thiểu nó. Nếu ứng dụng không thực hiện bất kỳ việc gì (ví dụ một trình duyệt với một vài tab mở), khi nó được giảm thiểu, Windows sẽ nhận lại phần bộ nhớ dành cho nó để cung cấp cho ứng dụng khác. Vì vậy, tốt nhất nên giảm thiểu các chương trình không hoạt động hơn là để mặc những cửa sổ của nó trên màn hình Desktop của bạn.

      7. Tránh các công cụ tối ưu hóa không rõ ràng:

      Đừng lãng phí thời gian của bạn với các thủ thuật thiếu hiệu, quả liên quan tới việc tối ưu bộ nhớ hoặc với những chương trình vô dụng chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn.
      Một số trang web khuyên dùng chương trình tinh chỉnh registry 'AlwaysUnloadDLL' được giới thiệu rằng giúp Windows giải phóng DLLs ngay sau khi chương trình sử dụng chúng được đóng. Nhưng nó không hoạt động trong XP hay Vista. Những người khác lại quả quyết rằng thiết lập khóa cho Windows XP registry có thể kích hoạt Superfetch (một tiện ích của Windows Vista) trong Windows XP. Đó thật là chuyện hoang đường. Nhiều trang web còn giới thiệu những chương trình tối ưu RAM với nhiều lời hứa hẹn, nhưng chúng không thể khắc phục được lỗi bộ nhớ và không thể 'giải phóng' RAM (trong thực tế, chúng còn chiếm dụng thêm bộ nhớ).

      8. Theo dõi máy tính của bạn:

      Một khi bạn đã dọn dẹp máy tính, hãy khởi động lại và nhìn xem những gì đang sử dụng RAM của bạn.
      Cách làm với phiên bản Windows 10:

      Bước 1:

      Nhấn chuột phải biểu tượng Start dưới thanh công cụ và chọn Task Manager.

      Bước 2:

      Tại cột Details bạn sẽ thấy số lượng chương trình chạy trong máy và dung lượng của chúng.
      Kích chuột vào phần Memory để xem thứ tự phần mềm chiếm dung lượng từ thấp đến cao, hoặc ngược lại.

      Bước 3:

      Nếu có chương trình nào không cần thiết có thể tắt nó đi. Nhấn chuột phải vào chương trình và chọn End Process tree.
      Với máy tính Windows 7 trở xuống:

      Bước 1:

      Với Windows 7 trở xuống, nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc để mở Task Manager.

      Bước 2:

      Nhấn vào View chọn Select Columns.

      Bước 3:

      Tích chọn ô Memory - Private Working Set và nhấn OK.

      Bước 4:

      Cũng sẽ xuất hiện bảng thứ tự phần mềm chiếm bao nhiêu dung lượng trong máy tính của bạn. Để tắt, nhấn chuột phải và chọn End Process hoặc End Process Treeđều được.
      Nếu bạn thực sự muốn đi sâu vào các hoạt động của máy PC, có hai công cụ Sysinternal vô giá dành cho bạn. Autoruns sẽ hiển thị tất cả mọi thứ được tải khi Windows khởi động, trong khi Process Explorer hiển thị các chương trình đang chạy một cách rất chi tiết và cho bạn thấy những nguồn tài nguyên mà chúng đang sử dụng. Đây là những công cụ tối ưu máy tính tốt nhất hiện nay.
      Ngoài ra người dùng cũng có thể sử dụng phần mềm CCleaner để giải phóng RAM hiệu quả, bằng cách xóa bộ nhớ đệm, file rác, file thừa của Windows. Cách tăng dung lượng bộ nhớ ảo, Ram ảo trên Windows cũng là cách giúp máy tính tăng tốc, chơi game mượt hơn đó.
      Bạn tham khảo thêm ở mục 7

      C. Lỗi thường gặp trên ổ CD/DVD

      Danh mục gồm:(Bạn click vào để chọn xem)





      - Triệu chứng: Sau khi cài mới Windows 7, bạn mới “tá hỏa” là ổ quang trong Windows Explorer tự dưng “mất tiêu”!
      - Khắc phục: Bạn hãy tải về tiện ích nhỏ gọn Rizone CD-DVD Repair tại đây :
      để sửa chữa lỗi ổ CD hoặc ổ đĩa DVD thiếu hoặc không được nhận bởi hệ thống Windows 7. Công cụ này cũng có chức năng sửa chữa (reset) Autoplay của bạn hoặc Autorun, thiết lập và bảo vệ máy tính của bạn chống lại Autorun (virus) bằng cách vô hiệu hóa tính năng Autorun cho ổ đĩa rời.
      Sau khi cài đặt hoàn tất, bạn khởi động chương trình và nhấn Repair CD-DVD để chương trình bắt đầu sửa lỗi. Khi hoàn tất, bạn chỉ cần khởi động lại Windows là xong.

      2. Không nhận dạng ổ quang trong Windows XP

      - Triệu chứng: Trong BIOS nhận dạng được ổ CD/DVD nhưng trong Windows lại không nhận dạng được, kể cả trong Device Manager.
      - Khắc phục: Bạn tải về file Fix_CDROM.vbs tại đây.
      Sau đó nhấp đúp và chọn OK ở thông báo Your CD/DVD-Rom drives should now appear in Windows Explorer… và khởi động lại máy tính để có hiệu lực.

      3. Không thể mở khay bỏ đĩa

      - Triệu chứng: Bạn cần chép dữ liệu hay xem phim từ đĩa DVD mới mua nhưng khi nhấn nút Eject để mở khay ổ quang ra thì… không có động tĩnh gì hết, mặc dù đèn tín hiệu ổ đĩa vẫn chớp.
      - Chẩn đoán: Ổ quang đã bị kẹt đĩa. Nguyên nhân gây ra thường là đĩa bị cong hoặc méo nên bộ phận cơ học có chức năng đẩy khe chứa đĩa bị kẹt.
      - Khắc phục: Trong tình huống này, bạn tuyệt đối không nên “cố sức’ mà cạy ổ quang. Bạn hãy quan sát kỹ bên cạnh nút bấm Eject sẽ thấy một lỗ tròn nhỏ có thể giúp bạn đẩy khe đĩa ra ngoài. Hãy tìm một chiếc kẹp giấy, uốn thẳng ra và chọc vào khe này để gạt khóa đóng đĩa bên trong đồng thời tay nhấn nút mở đĩa. Khay đĩa sẽ được mở ra ngay sau đó.
      Lưu ý: Bạn vẫn có thể mở khay đĩa ngay cả khi máy đã tắt nguồn nhưng khó khăn hơn. Nên chọn chiếc kẹp giấy vừa với khe trên ổ quang, không nên quá nhỏ sẽ dễ bị kẹt hoặc lọt hẳn vào bên trong.

      4. Ổ CD/DVD không được nhận diện đúng trong Windows

      - Triệu chứng: Ổ đĩa chạy liên tục, không ngớt. Trong khi Windows Explorer lại không có mục CD/DVD Drive. Vào Device Manager mục DVD/CD-Rom drives bị biểu tượng .
      - Chẩn đoán: Ổ quang bị bệnh Error code 39 – trình điều khiển không có hoặc bị lỗi.
      - Khắc phục: Bạn hãy thực hiện các bước sau:
      + Tải về và cài đặt công cụ sửa lỗi tự động Microsoft Fix it 50027 tại đây. Sau đó khởi động lại máy để có hiệu lực.
      + Nếu vẫn chưa khắc phục được lỗi, bạn hãy vào Start > Run > gõ lệnh Regedit > OK để vào Registry Editor.
      + Tìm đến khóa HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control\Class\{4D36E965-E325-11CE-BFC1-08002BE10318}
      + Nhấn chuột phải và chọn Delete hai khóa UpperFilters và LowerFilters.
      + Khởi động lại máy tính để có hiệu lực.

      5. Không đọc được đĩa kể cả đĩa mới.

      - Triệu chứng: Báo lỗi Please insert a disk into drive X mỗi khi kích hoạt ổ DVD/CD dù đĩa đã nằm sẵn trong khay.
      - Chẩn đoán: Có thể mắt đọc ổ quang bị “sốc” do quá tải, “liệt” cơ hay mắt đọc do chấn động mạnh.
      - Khắc phục:
      - Trước hết, bạn hãy lấy đĩa ra và khởi động lại máy tính. Sau đó, bỏ một đĩa mới nhất vào, đợi khi mắt đọc hết nháy hãy truy cập thử nội dung đĩa từ Windows Explorer.
      - Nếu tình trạng vẫn tiếp diễn, bạn có thể dùng bộ dụng cụ lau mắt đọc có bán trên thị trường có tên CD/DVD Lens Cleaner Kit (bộ dụng cụ lau mắt đọc CD/DVD).
      Sau đó, nhỏ dung dịch vào các tia bông trên bề mặt đĩa và cho vào khe đọc. Đợi vài giây để quá trình lau mắt diễn ra. Bạn có thể làm lại quá trình này từ 2 đến 3 lần cho đến khi nào mắt đọc hồi phục.

      6. Ổ quang quay nhanh và kêu to

      - Triệu chứng: Khi đọc đĩa, ổ quang phát ra tiếng rít rất to cộng với tốc độ quay kinh khủng và rất nóng, có thể đi kèm hiện tượng treo máy “Not responding…” khi kích hoạt ổ đĩa CD/DVD trong Windows.
      - Chẩn đoán: Đĩa bạn đang cố cho ổ quang đọc đĩa có chất lượng xấu, bộ phận cơ và mắt đọc hoạt động hết công suất để “giải mã” dữ liệu.
      - Khắc phục:
      + Bạn phải nhanh tay dừng việc đọc đĩa ngay bằng cách nhấn nút Eject để mở khay đĩa khi thấy ổ quang phát ra âm thanh lạ, to kèm tiếng “rít” và nóng. Nếu để lâu, đĩa có thể vỡ hoặc nổ ngay trong khay dẫn đến hư mắt đọc.
      + Đợi khay đĩa tỏa bớt nhiệt, bạn hãy đóng lại và dùng một CD/DVD còn mới để kiểm tra xem ổ quang có bị vấn đề gì không. Trong trường hợp dữ liệu trên đĩa quan trọng, bạn nên lau nó với dung dịch lau đĩa có bán tại các cửa hàng dịch vụ tin học và vải mềm, sau đó thử lại.

      7. Lỗi ổ đĩa ghi không thể chép đĩa

      - Triệu chứng: Bạn đang ghi đĩa CD/DVD bằng Nero hay một trình chép đĩa nào nào đó thì bỗng dưng xuất hiện thông báo lỗi Power Calibration Error hoặc Medium Speed Error. Sau đó, đĩa tự động chạy ra và… bị hỏng.
      - Chẩn đoán: Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗi này nhưng cơ bản vẫn là do chương trình ghi đĩa CD/DVD không thể xác định tỷ lệ định cỡ nguồn điện ở trạng thái tối ưu (Optimum Power Calibration). Đây là một cuộc kiểm tra trước khi đốt đĩa để xác định nguồn laser tiêu chuẩn cho việc đốt đĩa, nên khi đốt đĩa hay bị hỏng.
      - Khắc phục:
      + Bước 1: Thử một đĩa trắng khác có chất lượng cao hơn để kiểm tra xem nguyên nhân lỗi phát sinh có phải do đĩa trắng kém chất lượng hay không. Sau đó bắt đầu ghi đĩa ở tốc độ thấp hơn, thường có các mức 10x, 16x, 20x…
      + Bước 2. Tắt dịch vụ IMAPI bằng cách vào Control Panel > Administrative Tools > Services hoặc vào hộp thoại Run gõ services.msc. Sau đó, bạn tìm đến dòng IMAPI CD-Burning COM Service > nhấn chuột phải và chọn Properties > thay đổi mục Startup Type thành Disabled. Cuối cùng, bạn nhấn OK và khởi động lại máy tính.
      Ngoài ra, bạn có thể thử cập nhật phiên bản mới cho firmware ổ quang và phần mềm ghi đĩa để sử dụng những tính năng mới và có khi lại khắc phục được lỗi “khó ưa” này.
      2.

      Danh mục gồm:(Bạn click vào để chọn xem)


      1. Cứu dữ liệu ổ cứng do Format nhầm


      - Khả năng khôi phục dữ liệu: Phân vùng bị Format, ghi thêm dữ liệu, cài đè hệ điều hành mới hoặc sử dụng Ghost: trường hợp này thực sự là khó khăn hơn vì Directory Entry (FAT), MFT (NTFS) đã bị xóa (Vd: bạn có 10GB dữ liệu lưu trữ trên phân vùng 20GB, phân vùng này bị Format và chép đè 5GB dữ liệu mới. Như vậy, bạn không thể khôi phục những hàng dữ liệu đã bị chép đè mà chỉ có thể khôi phục dữ liệu từ 5GB trở về sau)Ngoài ra, khả năng khôi phục phụ thuộc vào loại dữ liệu. Nếu những tập tin hình, bạn có thể lấy lại được 9 trên 10 hình. Tuy nhiên, nếu là cơ sở dữ liệu (database), phép tính bảng, email… dù lấy lại được 90% nhưng có thể chúng vẫn vô dụng vì cấu trúc cơ sở dữ liệu thường có sự liên kết, phụ thuộc lẫn nhau.
      Tập tin bị xóa: như đã đề cập ở trên, việc xóa tập tin sẽ đánh dấu xóa trong Director Entry và những thông tin liên quan trong bảng FAT hoặc MFT Entry. Về lý thuyết, khả năng khôi phục đầy đủ tập tin này là cao. Tuy nhiên, kết quả thực tế đôi khi không được như mong đợi vì một số nguyên nhân: sau khi xóa, người dùng cố gắng thực hiện một số thao tác nhằm lấy lại dữ liệu, HĐH ghi đè dữ liệu mới vào các cluster được đánh dấu xóa…
      Phân vùng bị xóa (hoặc tạo lại) nhưng chưa định dạng (Format): hầu hết dữ liệu đều có thể khôi phục được trong trường hợp này vì FAT và MFT không bị ảnh hưởng khi người dùng xóa và tạo mới phân vùng.
      Phân vùng Format: với phân vùng FAT, việc định dạng sẽ xóa bảng FAT, boot record và thư mục gốc (root directory) nhưng Partition Taable và dữ liệu trong Allocation vẫn còn. Những tập tin có dung lượng nhỏ hơn kích thước một cluster (32 KB, mặc định của FAT32 hoặc theo tùy chọn của bạn khi định dạnh), 

      tập tin được khôi phục hoàn toàn vì chúng không cần đến thông tin trong bảng FAT. Với những tập tin có dung lượng lớn, nhiều cluster liên tiếp nhau, chúng sẽ bị phân mảnh khi có sự thay đổi nội dung theo thời gian. Việc tìm và ráp các cluster có liên quan với nhau là công việc khó khăn, nhất là với những tập tin có dung lượng lớn và hay thay đổi. Một số phần mềm cứu dữ liệu có khả năng khôi phục mà không cần thông tin từ bảng FAT; tuy nhiên, nội dung những tập tin sau khi tìm lại sẽ không đầy đủ hoặc không thể đọc được. Vì vậy, bạn sẽ cần đến một phần mềm có khả năng trích xuất những nội dung còn đọc được từ những tập tin này. Với phân vùng NTFS, việc định dạng sẽ tạo MFT mới, tuy nhiên kết quả khôi phục sẽ tốt hơn phân vùng FAT vì NTFS không sử dụng bảng FAT để xác định các cluster chứa dữ liệu của cùng tập tin.
      Tham khảo thêm:
      Bảng sau liệt kê các cụm mặc định kích thước được sử dụng bởi hệ thống tệp FAT32. 

      Partition size           Cluster size
      -------------------------------------
      512 MB to 8,191 MB 4 KB
      8,192 MB to 16,383 MB 8 KB
      16,384 MB to 32,767 MB 16 KB
      Larger than 32,768 MB 32 KB
      Lưu ý rằng hệ thống tệp FAT32 không hỗ trợ ổ đĩa nhỏ hơn 512 MB.

      2. "Tuyệt chiêu" khắc phục triệt để tình trạng 100% Disk Usage trên Windows 10 Anniversary


      - Trước hết, cần phải hiểu Disk Usage là gì?

      Disk Space Usage cho phép bạn theo dõi dung lượng của các thư mục và tập tin được lưu trữ trên tài khoản hosting của bạn. Để có thể theo dõi chi tiết hợn bạn click vào icon với dòng chữ Disk Space Usage trên trang quản lý chính của hosting.
      “100% Disk Usage”, được xem là lỗi “huyền thoại” của người dùng Windows. Và kể từ phiên bản Windows 8, lỗi 100% Disk Usage mới được chú ý vì gần 80% người dùng sau khi cài đặt hoặc cập nhật lên phiên bản Windows mới điều bị.
      Vậy Windows 10 Anniversary có bị “100% Disk Usage” hay không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, hiện tại lỗi này đã có những giải pháp giải quyết khá dễ dàng và mang lại kết quả rất khả quan. Bài viết này chúng ta sẽ cùng tham khảo qua 5 giải pháp được áp dụng trên Windows 10 Anniversary để khắc phục lỗi “100% Disk Usage”, mời bạn đọc cùng theo dõi.
      Giải pháp 1: Sử dụng công cụ CheckDisk
      Giải pháp đầu tiên bạn cần thực hiện đó là sử dụng công cụ CheckDisk có sẳn trên Windows để tiến hành kiểm tra và giải quyết vì lỗi 100% Disk Usage thực sự đôi khi xuất phát từ chính phần cứng là ổ đĩa của máy tính. Cách sử dụng CheckDisk như sau.
      Bước 1: Nhấn phải chuột vào nút Start và chọn “Command Prompt (Admin)”.
      Bước 2: Khi Command Prompt xuất hiện, bạn hãy nhập lệnh “chkdsk /f /r C:“ vào và nhấn phím ENTER để khởi chạy.
      Bước 3: Khi đó bạn sẽ nhận được thông báo với nội dung yêu cầu khởi động lại máy tính để công cụ CheckDisk tiến hành làm việc. Hãy nhập “Y” và nhấn phím ENTER để xác nhận.
      Khi đó, Windows sẽ khởi động lại và CheckDisk sẽ tiến hành quá trình quét và kiểm tra tình trạng ổ cứng của máy tính. Quá trình này có thể sẽ mất kha khá thời gian, tuy nhiên sau khi hoàn thành, ổ cứng của bạn sẽ hoạt động một cách trơn tru hơn và tình trạng Disk Usage sẽ bình thường trở lại (thường từ 1 – 10%).
      Giải pháp 3: Vô hiệu hóa Windows Services
      Nếu giải pháp trên không mang lại kết quả, hãy sang giải pháp kế tiếp, đó là vô hiệu hóa Windows Services. Cụ thể như sau.
      Bước 1: Nhận lệnh “services.msc” vào hộp thoại Run và nhấn phím ENTER để gọi hộp thoại Services.
      Bước 2: Trong Services, bạn hãy tìm đến tùy chọn “Superfetch” và nhấn phải chuột vào nó, chọn “Stop”. Sau đó bạn hãy mở Task Manager lên và xem tình trạng Disk Usage đã giảm xuống hay chưa. Nếu chưa, hãy nhấn phải chuột vào lại Superfetch và chọn “Start”.
      Bước 3: Tiếp tục thực hiện việc tương tự với 2 tùy chọn khác là “Background Intelligent Transfer Service” và “Windows Search”. Cứ chọn “Stop” ở tùy chọn này, rồi mở Task Manager lên kiểm tra tình trạng Disk Usage đã giảm xuống hay chưa. Nếu chưa, hãy nhấn phải chuột vào lại tùy chọn đó và chọn “Start”.
      Cứ như vậy bạn sẽ nhanh chóng xác định được dịch vụ nào chính là nguyên nhân gây nên tình trạng 100% Disk Usage mà từ đó “Stop” nó vĩnh viễn.
      Giải pháp 3: Vô hiệu hóa tính năng Tips About Windows
      Nghe có vẻ vô lí nhưng có một số người dùng cho biết họ đã thoát khỏi tình trạng 100% Disk Usage bằng cách vô hiệu hóa… Tips About Windows, một lựa chọn cho phép Windows gợi ý cho người dùng thủ thuật khi sử dụng Windows. Cụ thể như sau.
      Mở ứng dụng Settings và truy cập vào System > Notification & actions.
      Tìm đến lựa chọn “Get tips, tricks, and suggestions as you use Windows” và gạt sang OFF.
      Giải pháp 4: Thay đổi vị trí của Page File
      Windows sử dụng một tập tin được gọi là Page File để làm bộ nhớ ảo, lưu trữ các dữ liệu không thể chứa bởi bộ nhớ RAM khi nó đã đầy. Page File còn được biết đến như một tập tin trao đổi, một bộ nhớ ảo nằm trên ổ cứng của bạn, và nếu như máy tính của bạn có dung lượng RAM quá ít, Windows sẽ sử dụng đến Page File ở mức tối đa và dung lượng càng lớn sẽ làm cho phân vùng hệ thống sớm trở nên “quá tải”. Khi đó, tình trạng 100% Disk Usage sẽ xảy ra. Mặc định đường dẫn của file này là “C:\pagefile.sys”.
      Chính vì thế, nếu rơi vào tình trạng như trên, cách tốt nhất bạn nên di chuyển Page File sang phân vùng khác có nhiều dung lượng trống hơn để “giảm tải” cho phân vùng hệ thống. Cụ thể bằng cách:
      Bước 1: Nhấn phải chuột vào This PC và chọn Properties. Sau đó truy cập vào Advanced system settings > Settings (trong mục Performance).
      Bước 2: Trong cửa sổ Performance Options, bạn hãy nhấn vào “Change”. Sau đó đánh dấu vào lựa chọn “No paging file” ở hộp thoại xuất hiện kế tiếp và nhấn “Set”, rồi “Yes” để xác nhận.
      Bước 3: Tiếp theo bạn hãy nhấp chọn phân vùng mà bạn muốn di chuyển Page File vào và đánh dấu vào lựa chọn “System managed size”, sau đó nhấn “Set”.
      Cuối cùng, nhấn OK để lưu lại và khởi động lại Windows để thay đổi có hiệu lực.
      Giải pháp 5: Mua ổ cứng SSD
      Nếu các giải pháp trên đây không mang lại kết quả thì đến lúc này, bạn nên cân nhắc việc nên thay thế ổ cứng trên máy tính bằng ổ SSD. Việc thay thế này là giải pháp giúp bạn thoát khỏi tình trạng 100% Disk Usage một cách triệt để nhất. Quan trọng hơn, bạn sẽ thấy được tốc độ truy xuất dữ liệu và hiệu suất của hệ thống sẽ thay đổi một cách rõ rệt.



      3. Triệu chứng để biết ổ đĩa cứng bị bad Sector ? Biện pháp khắc phục ?




      Ổ dĩa cứng sau một thời gian sử dụng sẽ có hiện tượng báo lỗi khi truy xuất dữ liệu và có thể không thể khởi động được, máy bị đứng (treo) trong khi đèn tín hiệu báo ổ dĩa cứng vẫn sáng liên tục... đó là dấu hiệu cho thấy ổ dĩa cứng bị lỗi Bad Sector. Nếu bị lỗi nhẹ có thể sử dụng chương trình Scandisk có sẵn trong windows để sửa (Xem hướng dẫn Sử dụng Scandisk để kiểm tra lỗi dĩa trong Windows XP), tuy nhiên nếu ổ dĩa bị lỗi Bad Sector khá nặng thì Scandisk thường không sửa được mà phải dùng đến các chương trình chuyên dụng hơn để sửa lỗi. 
       Bài viết này sẽ hướng dẫn cách sửa lỗi Bad Sector của dĩa cứng bằng chương trình HDD Regenerator, chương trình này có khả năng phục hồi lại các lỗi dĩa (Bad Sector) mà không làm mất dữ liệu trong ổ dĩa. Đây cũng là một trong những chương trình thường dùng để "tẩy" Bad cho ổ dĩa cứng. HDD Regenerator có trong dĩa khởi động Hiren's BootCD, có thể tìm mua dĩa này tại các cửa hàng bán dĩa CD-ROM vi tính hoặc tìm trên mạnginternet với từ khóa "Hiren's BootCD". Khởi động Hiren's BootCD Cho máy vi tính khởi động từ dĩa Hiren's BootCD bằng cách mở máy vi tính lên và nhanh chóng cho dĩa CD này vào ổ dĩa CD-ROM và đóng ổ dĩa lại ngay. Khi xuất hiện màn hình khởi động của Hiren's BootCD, chọn Start BootCD.



       Màn hình khởi động của Hiren's BootCD Trong Menu phân loại của Hiren's BootCD, chọn Hard Disk Tools. Chọn Hard Disk Tools 




       Trong Menu chương trình của Hard Disk Tools, chọn HDD Regenerator.





      Sử dụng chương trình HDD Regenerator 


       Màn hình HDD Regenerator báo cho biết có bao nhiêu ổ dĩa cứng và dung lượng của từng ổ dĩa. Hãy nhấn một phím bất kỳ để tiếp tục hoặc nhấn phím Esc để thoát khỏi chương trình nếu muốn. Chương trình HDD Regenerator 

       Nếu máy có nhiều ổ dĩa cứng thì chương trình sẽ yêu cầu chọn ổ dĩa, nhập vào số thứ tự tương ứng với ổ dĩa muốn sửa lỗi và nhấn phím Enter. Chọn ổ dĩa muốn sửa lỗi Ổ dĩa cứng được hiển thị trên đây là ổ cứng vật lý (ổ cứng thật) chứ không phải là ổ dĩa từ các phân vùng (Partition) đã được chia. 

       Trong màn hình kế tiếp chương trình sẽ đưa ra lựa chọn bắt đầu kiểm tra (Scan) từ vị trí nào của ổ dĩa, nếu muốn kiểm tra từ đầu thì cứ để nguyên số 0 (mặc nhiên) và nhấn phím Enter để tiến hành kiểm tra. Chọn vị trí bắt đầu kiểm tra Nếu xác định được ổ dĩa cứng bị lỗi ở phần nào thì có thể chỉ cho bắt đầu kiểm tra từ vị trí đó bằng cách nhập vào giá trị dung lượng muốn kiểm tra từ đó.

       Thí dụ: Trong máy gắn 1 ổ dĩa cứng có dung lượng 5GB (tính chẵn khoảng 5.000MB) và được chia làm 2 phân vùng (Partition) là ổ C: có dung lượng 3.000MB và ổ D: có dung lượng 2.000MB, nếu xác định chỉ bị lỗi khi truy xuất dữ liệu trên ổ D: thì có thể nhập 3000 và nhấn phím m, chương trình sẽ tự chuyển thành Mb (MB) sau đó nhấn phím Enter để tiến hành kiểm tra ổ dĩa bắt đầu từ vị trí 3.000MB cho đến hết. 

       Chọn bắt đầu kiểm tra từ vị trí tùy ý Chương trình sẽ tiến hành kiểm tra và hiển thị các thông tin trên màn hình, quá trình kiểm tra và sửa lỗi sẽ mất rất nhiều thời gian. Chương trình đang tiến hành kiểm tra 

       Trong khi chương trình kiểm tra, nếu tìm thấy lỗi (Bad Sector) nó sẽ hiện chữ B và bắt đầu sửa bằng cách phục hồi lại, sau khi được phục hồi chỗ bị lỗi sẽ hiển thị chữ R. Nếu không phục hồi được lỗi này chương trình sẽ cố gắng di chuyển dữ liệu vào nơi khác và đánh dấu B (Bad) để dữ liệu không sẽ được ghi vào chỗ bị lỗi này. Chương trình sẽ sửa lỗi nếu có 

       Sau khi kiểm tra và sửa lỗi xong chương trình sẽ hiển thị thông báo hoàn tất, nhấn một phím bất kỳ để kết thúc. Sau đó chương trình sẽ tiếp tục hiển thị bảng thông kê kết quả, nhấn phím bất kỳ một lần nữa để thoát khỏi chương trình.
      Bạn có thể tham khảo thêm ở mục 6

      Danh mục gồm:(Bạn click vào để chọn xem)


      1. Trình duyệt Chrome hay bị treo


      Chrome thỉnh thoảng có thể gặp phải nhưng vấn đề như thường xuyên bị thoát ra (crash) và việc sửa chữa hay chẩn đoán tình trạng này đôi khi có thể khá khó khăn. Bài viết sẽ giới thiệu bạn cách để khắc phục vấn đề này.

      Plugins có vấn đề – giống như Flash 


       Bất cứ ai sử dụng máy tính lâu năm đều biết, không chỉ có trình duyệt Chrome gặp vấn đề với Adobe Flash Player. Dù vấn đề này khá nổi cộm trong nhiều năm, Flash tiếp tục gây ra các vấn đề trên, ngay cả đối với những máy tính và hệ điều hành mới nhất, nhanh nhất. Flash có thể gây ra vấn đề là nếu bạn cài đặt cả hai. Tức là Flash cũ có thể được cài đặt như là plugin trên Chrome và plugin trên Windows- điều này sẽ gây ra các trang chạy Flash gặp các vấn đề cũng như toàn bộ trình duyệt bị sa lầy. Để kiểm tra và chắc chắn về sự cố này hãy vào chrome: // plugins.






      Danh sách các plugin sẽ hiện ra giống như hình trên. Bạn có thể vô hiệu hóa một trong những plugin này. Bạn cần vô hiệu hóa Flash cài đặt trên Windows.
      Nếu vấn đề gặp phải với Flash trên Chrome, bạn cần phải khắc phục ngay. Flash sẽ tự động cập nhật với Chrome. Để cập nhật Chrome, đơn giản chọn “About GoogleChrome” như hình trên và khởi động lại trình duyệt.
      Giữ Chrome được cập nhật thường xuyên là một ý tưởng tuyệt vời kể cả nếu Flash không gây ra sự cố crash trình duyệt.


      Bị lỗi phần mở rộng ( Extensions)/ cài đặt Extensions


      Là người dùng Chrome nghĩa là theo thời gian bạn có thể cài đặt rất nhiều phần mở rộng. Sử dụng một Extension mới có thể gây ra những vấn đề cho hệ thống của bạn nhưng chúng không thể là lỗi Extensions. Đôi khi, việc cài đặt Extension là vấn đề và tất cả những gì bạn cần làm là cài đặt lại chúng.
      Đầu tiên, bạn vào chrome://extensions và loại bỏ tất cả các extension mà bạn không biết hoặc không sử dụng. Sau đó, hay chú ý extension nào bạn sử dụng và cũng gỡ bỏ chúng. Sau đó, mở lại trình duyệt trong khi lưu ý các lỗi crash. Khởi động lại Chrome và máy tính trước khi cài đặt lại extension.
      Một cách dễ dàng hơn để làm cho điều này trở nên đơn giản là loại bỏ hoàn toàn Chrome và bắt đâu một phiên bản hoàn toàn mới. Khi bạn cài đặt lại trình duyệt, hãy chắc chắn chỉ nhập bookmark từ tài khoản Google.


      Các vấn đề phần cứng và phần mềm độc hại


      Những vấn đề này có thể gây ảnh hưởng tới Chrome và có thể gây chút khó khăn hoặc tốn nhiều thời gian để sửa chữa. Để xử lý vấn đề liên quan tới phần mềm độc hại, chỉ cần cài đặt và chạy Malwarebytes, có sẵn từ trang web của họ. Chạy bộ quét chống virus có sẵn có thể phát hiện ra bất cứ điều gì bất thường do phần mềm độc hại gây ra. Nếu không phải vấn đề liên quan tới phần mềm độc hại thì có thể có vấn đề về file hệ thống. Các tệp tin hệ thống có thể khắc phục bằng lệnh Scannow. Cuối cùng, có thể lỗi trên là do phần cứng. Các vấn đề phần cứng đô - i khi đòi hỏi bạn phải mua phần cứng mới mới có thể khắc phục được. Trong trường hợp Chrome, chúng cần có bộ nhớ mới hoặc ổ cứng mới.

      2. Sửa lỗi wifi bị dấu chấm than

      Lỗi wifi bị dấu chấm than diễn ra khá phổ biến ở thiết bị wifi. Lỗi này xảy ra khi nào khi xung đột ip hoặc số lượng người kết nối wifi khá nhiều khiến mạng bị limited
      Cách 1: Khởi động lại thiết bị wifi : modem, router Đầu tiên khi gặp lỗi wifi bị limited là bạn nên khởi động lại thiết bị wifi. Bạn tắt nguồn thiết bị wifi đi đợi khoảng 1-2 phút sau đó cắm lại là được. Chú ý: chỉ tắt nguồn chứ không phải restart lại wifi đâu nhé. Sau đó bạn bắt lại wifi là kết nối bình thường.
      Nếu vẫn chưa được bạn thử dùng máy tính khác kết nối lại wifi xem sao nhé nếu máy tính khác kết nối được bình thường thì chứng tỏ máy tính bạn đang bị xung đột ip. Để khắc phục mạng bị limited bạn làm cách 2 sau đây nhé
      Cách 2: Đặt lại IP tĩnh cho máy tính Với cách này cũng khá đơn giản thôi để đặt lại ip tĩnh bạn làm lần lượt qua các bước sau đây nhé với cách này thì cũng có rất nhiều bạn sửa được lỗi wifi bị limited
      Bước 1: Bạn kích phải chuột vào biểu tượng mạng chọn Open Network And Sharing Center
      Bước 2: Tiếp tục bạn chọn tiếp change adapter settings
      Bước 3: Ấn chuột phải vào wifi đã kết nối chọn Properties
      Bước 4: Bạn kích đúp vào Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4)
      Bước 5: Giao diện mới hiển thị bạn chọn dòng Use the folowing IP address và điền các thông số vào nhé bao gồm:
      IP address (cái này bạn tự ghi vào): ví dụ nhưu 192.168.1.15 chú ý: 192.168.1 là bắt buộc vì đây là thông số của modem bạn chỉ được thay đổi 15 thành số khác mà thôi. Chẳng hạn như 192.168.1.16 hoặc 192.168.1.20…. tùy bạn đặt thế nào cũng được nhé
      Subnet mask: nó tự điền là 255.255.255.0 Default Gateway: nhập vào địa chỉ IP dùng để truy cập vào phần quản trị của modem bạn hãy nhập là 192.168.1.1 nhé
      Tiếp tục chọn Use the folowing DNS server addresses ta điền DNS của google là 8.8.8.8 và 8.8.4.4.
      Điền xong bạn được như hình. Sau khi xong bạn chọn OK là xong
      Note: Nếu khi bạn mở ra mà máy tính bạn đã và đang đặt ip tĩnh rồi bạn hãy chuyển sang ip động bằng cách tích vào nút trên (obtain ip….) nhé và kết nối wifi xem sao nhé nhiều bạn làm như vậy cũng sửa được lỗi wifi bị dấu chấm than. Nếu chưa được thì bạn đặt lại ip tĩnh thay đổi khác ip tĩnh ban đầu là được.
      Cách 3: Cấp phát lại ip động bằng những câu lệnh trên DOS Đây có vẻ khá khó khăn với người không thành thạo và máy tính nhưng mình hướng dẫn qua là bạn làm được ngay. Đầu tiên bạn mở cửa sổ RUN lên (phím tắt Windows + R) -> gõ lệnh cmd->giao diện DOS hiển thị bạn gõ ipconfig/release xong Enter-> Tiếp tục gõ lệnh ipconfig/renew xong Enter. Bây giờ bạn thử kết nối lại xem đã được hay chưa nhé
      Cách 4: Cài lại driver wifi cho máy tính Lỗi wifi bị dấu chấm than màu vàng cũng có thể do driver wifi trong máy tính bạn bị lỗi bạn hãy cài đặt lại driver wifi xem sao nhé. Nhiều bạn làm như vậy là được
      Cách 5: Cấu hình lại thiết bị wifi



      Không gì chán bằng đang ngồi trước máy tính lướt web, xem video trực tuyến mà “mạng bị sập”. Ngoài lý do đường truyền do công ty cung cấp dịch vụ mạng bị sự cố, sau đây là những gì bạn có thể làm nếu thấy mình đang ở trong tình trạng không kết nối Internet được.



      Có thể có 4 nguyên nhân không kết nối Internet được, tùy theo kiểu kết nối bạn đang dùng (có dây hay không dây). Một là do ISP, có thể là do sự cố sập mạng trong địa phương, trong nước hay trong khu vực. Hai là do modem bị hỏng hóc. Ba là do bộ định tuyến (router) không dây bị hư. Và bốn là do máy tính của bạn.
      Để kiểm tra ISP có đang bị mất kết nối mạng hay không, hãy vào trang web (bằng 3G trên điện thoại vì lúc đó không thể truy cập Internet bằng máy tính) và chọn công ty cung cấp của bạn. Ngoài ra, bạn có thể gọi điện thoại cho công ty ISP và yêu cầu họ kiểm tra sự cố. Nếu không phải do ISP, bạn nên tiếp tục kiểm tra modem và router Wi-Fi của mình.
      Trước hết, hãy ngắt điện router, sau đó ngắt điện modem. Đợi ít nhất 30 giây rồi cắm điện modem lại và đợi thêm 30 giây rồi cắm điện router. Khởi động lại máy tính và bạn sẽ kết nối mạng được. Nếu không, hãy kiểm tra xem router có vấn đề gì không bằng cách nối PC trực tiếp vào modem bằng cáp Ethernet. Nếu có mạng lại sau bước này thì chính router bị vấn đề.
      Nếu vẫn không có mạng sau bước này, modem của bạn có thể bị vấn đề hay chính là vì cáp mạng. Thử dùng dây cáp khác nếu có. Nếu tất cả mọi thứ đều hoạt động tốt thì vấn đề có thể là ở PC của bạn. Cách dễ nhất để thử là hãy cố kết nối với Internet bằng một thiết bị khác như PC, điện thoại hay máy tính bảng. Nếu có thể kết nối, thì chắc chắn PC của bạn có vấn đề. Kiểm tra xem đã bật card mạng chưa bằng cách vào Control Panel > Device Manager > Network adapters.
      Nhấn chuột phải vào card mạng và chọn Enable nếu chưa kích hoạt. Một cách khác là chọn Properties và kiểm tra tình trạng thiết bị (device status) xem thiết bị có hoạt động đúng cách không (“This device is working properly”). Nếu thiết bị không hoạt động đúng cách, bạn cần phải cập nhật trình điều khiển (driver) cho nó. Hãy chọn thẻ Driver và chọn Update Driver… Nếu đang dùng Wi-Fi, hãy kiểm tra xem bạn có bật Wi-Fi chưa. Một số model laptop có nút riêng hay phải dùng phím Function để bật tắt Wi-Fi.
      Cách 1: Khởi động lại thiết bị wifi : modem, router


      Danh mục gồm:(Bạn click vào để chọn xem)


      1. Windows 10/8/8.1/7 và Windows XP chạy chậm


      - Triệu chứng: Sau một thời gian dài sử dụng máy tính, bạn nhận thấy rằng máy tính của mình ngày một chạy chậm dần, không ổn định, quá trình khởi động “ì ạch”, thậm chí phải mất cả tiếng đồng hồ mới khởi động xong, việc xử lý các ứng dụng dù là nhỏ nhất cũng mất nhiều thời gian... Những lúc như thế bạn chỉ muốn đập tan chiếc máy tính của bạn đi cho xong.
      1. Gỡ bỏ các chương trình Startup không cần thiết 

      Chương trình Startup là các chương trình hệ điều hành tự động chạy khi máy tính khởi động. Các chương trình này không chỉ là nguyên nhân khiến máy tính Windows khởi động chậm, thêm nữa các chương trình này có thể chạy liên tục cho đến khi bạn đóng lại bằng tay. Quá trình chạy liên tục như thế sẽ làm tốn nguồn tài nguyên hệ thống (CPU và RAM) trên máy tính của bạn. Do đó nếu muốn máy tính khởi động nhanh hơn, mượt hơn, cũng như đỡ “ngốn” nguồn tài nguyên hệ thống, tốt nhất bạn nên vô hiệu hóa các chương trình startup không cần thiết đi.
      Để vô hiệu hóa các chương trình Startup không cần thiết đi, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
      Đầu tiên nhập msconfig vào khung Search trên Start Menu (với Windows 10, Windows 7 và Windows Vista) hoặc trên Start Screen (với Windows 8 và Windows 8.1).
      Trên Windows XP, bạn mở cửa sổ lệnh Run sau đó nhập msconfig vào cửa sổ lệnh Run.
      Lúc này trên màn hình xuất hiện cửa sổ System Configuration utility. Tại đây bạn click chọn thẻ Startup, sau đó tiến hành vô hiệu hóa tất cả các ứng dụng không cần thiết đi.
      Tiếp theo khởi động lại máy tính của bạn để áp dụng thay đổi. Lưu ý rằng không nên vô hiệu hóa các chương trình bảo mật để bảo vệ máy tính của bạn lúc nào cũng trong trạng thái "an toàn".
      2. Sử dụng các chương trình, ứng dụng thay thế 

      Sử dụng các chương trình, ứng dụng thay thế
      Nếu bạn đang sử dụng các chương trìn, ứng dụng đòi hỏi nhiều "sức tính" (computing power) để hoạt động, cách tốt nhất là bạn nên thay thế các ứng dụng, chương trình này bằng các ứng dụng, chương trình khác "nhẹ hơn", sử dụng nhanh hơn và mượt hơn. Chẳng hạn:
      1. Thay thế các ứng dụng, chương trình diệt virus bằng Microsoft Security Essentials.
      2. Microsoft Office có thể thay thế bằng OpenOffice.
      3. Adobe Reader có thể thay thế bằng Foxit Reader miễn phí.
      4. Các phiên bản trình duyệt Internet Explorer, Chrome và Firefox mới bao giờ cũng ngốn ít tài nguyên hơn, chạy tốt hơn…. Do đó nếu đang sử dụng các phiên bản cũ, tốt nhất bạn nên cập nhật và thay thế các phiên bản cũ bằng phiên bản mới để sử dụng.
      3. Kiểm tra lỗi trên ổ đĩa cứng 

      Sau một thời gian dài sử dụng, rất có thể ổ đĩa cứng của bạn sẽ dính một số lỗi và điều này gây ảnh hưởng đến hiệu suất máy tính của bạn. Trường hợp này cách tốt nhất là sử dụng tiện ích Disk Check được tích hợp sẵn trên các phiên bản Windows để khắc phục lỗi.
      Đầu tiên mở Command Prompt dưới quyền Admin, sau đó nhập lệnh chkdsk /r vào đó. Lúc này bạn sẽ nhận được thông báo yêu cầu khởi động lại máy tính của mình. Nhấn chọn Y để khởi động lại máy tính của bạn.
      Lệnh chkdsk/ r sẽ quét ổ đĩa cứng trên máy tính của bạn để phát hiện lỗi và khôi phục dữ liệu mà tiện ích đọc được. Quá trình diễn ra nhanh haychậm phụ thuộc vào kích thước ổ đĩa cứng của bạn.
      4. Vô hiệu hóa các Visual Effects không cần thiết 

      Vô hiệu hóa các Visual Effects không cần thiết
      Visual effects giúp máy tính của bạn nhìn đẹp mắt hơn nhưng đây cũng chính là nguyên nhân khiến máy tính của bạn ngày một chậm dần. Do đó để máy tính chạy mượt hơn, hiệu suất nhanh hơn các tốt nhất là vô hiệu hóa tất cả Visual Effect đi.
      Để vô hiệu hóa Visual effects bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
      1. Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ lệnh Run.
      2. Nhập lệnh sysdm.cpl vào cửa sổ Run.
      3. Lúc này trên màn hình xuất hiện một cửa sổ mới. Tại đây bạn click chọn thẻ Advanced, sau đó click chọn Settings tại mục Performance.
      4. Tại mục Adjust for best performance, đánh tích chọn các style visual và theme mà bạn muốn sử dụng.
      5. Click chọn Apply để áp dụng thay đổi. 

      Việc vô hiệu hóa Visual effects có thể cải thiện hiệu suất hệ thống của bạn một cách đáng kể, đặc biệt nếu bạn đang sử dụng Windows 7 hoặc Windows Vista và đang sử dụng giao diện Aero không có card đồ họa.
      6. Không chạy quá nhiều ứng dụng, chương trình diệt virus 

      Bạn có biết rằng các ứng dụng, chương trình diệt virus chiếm một phần tài nguyên rất lớn trên hệ thống của bạn, và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến máy tính của bạn hoạt động chậm dần. Do đó lời khuyên cho bạn là lựa chọn và sử dụng một phần mềm, ứng dụng diệt virus hiệu quả nhất để đảm bảo hiệu suất của máy tính được cải thiện đồng thời giải phóng thêm không gian ổ đĩa cứng.
      7. Vô hiệu hóa Sound Schemes 

      Mỗi khi bạn thực hiện một hành động nào đó trên máy tính Windows sẽ phát ra một âm thanh để thông báo cho bạn biết. Mặc dù tính năng này khá hay và hữu ích cho người dùng, tuy nhiên về lâu về dài tính năng này sẽ khiến máy tính của bạn hoạt động chậm dần. Để máy tính của bạn hoạt động với hiệu suất tốt hơn, bạn nên vô hiệu hóa âm thanh báo này đi.
      Để vô hiệu hóa Sound schemes, đầu tiên bạn mở Control Panel, sau đó click chọn Sounds, hoặc cách khác là mở cửa sổ lệnh Run sau đó nhập mmsys.cpl vào đó.
      Trên cửa sổ tiếp theo, click chọn thẻ Sound, sau đó click chọn No Sounds từ menu dropdown Sounds scheme rồi click chọn Apply để áp dụng thay đổi. 8. Xóa các tập tin tạm thời (File Temporary)
      8. Xóa các tập tin tạm thời (File Temporary) 

      Các tập tin tạm thời được lưu trữ trên máy tính của bạn trong quá trình Windows hoạt động. Các tập tin tạm thời bao gồm log files, lịch sử duyệt web, cookies và các tập tin trong thư mục "temporary internet files"….
      Sau một thời gian dài sử dụng, các tập tin này sẽ ngày một đầy lên, và chiếm không gian ổ đĩa trên hệ thống của bạn, do đó bạn phải tiến hành "dọn sạch" các tập tin này đi.
      Bạn có thể sử dụng CCleaner hoặc sử dụng tiện ích Windows Disk Cleanup được tích hợp sẵn trên Windows để dọn sạch các tập tin này.
      Mở tiện ích Windows Disk Cleanup bằng cách mở cửa sổ lệnh Run, sau đó nhập cleanmgr.exe rồi nhấn Enter.
      Ngoài ra bạn có thể tạo lịch quét cụ thể để Disk Cleanup tự động xóa các tập tin.
      9. Vô hiệu hóa dịch vụ chỉ mục Search Indexing 

      Dịch vụ chỉ mục Search Indexing (Search Indexing Service) trên Windows quét tất cả các tập tin và thư mục trên hệ thống của bạn và lưu trữ các thông tin trên cơ sở dữ liệu để người dùng tìm kiếm nhanh hơn.
      Nhiều người dùng sẽ thắc mắc rằng Service Indexing là một dịch vụ tốt, nhưng tại sao lại phải vô hiệu hóa dịch vụ này đi. Lí do đơn giản là khi Search Indexing hoạt động, dịch vụ sẽ khiến tốc độ hệ thống chậm dần. Ngoài ra, dịch vụ này còn ngốn khá nhiều dung lượng bộ nhớ đệm (pagefile) cũng như “thời gian và sức lực” của CPU.
      Để vô hiệu hóa dịch vụ chỉ mục Search Index, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
      Đầu tiên mở cửa sổ lệnh Run, sau đó nhập services.msc vào đó. Trên cửa sổ xuất hiện trên màn hình, ở khung bên phải tìm và kích đúp chuột vào service Windows Search.
      Trên cửa sổ Properties, click chọn thẻ Genearal, sau đó tại mục Startup type, click chọn Disable rồi chọn OK để lưu lại thay đổi.
      Khởi động lại máy tính của bạn. Từ giờ quá trình tìm kiếm trên máy tính của bạn sẽ hơi chậm một chút nhưng đổi lại máy tính của bạn sẽ hoạt động nhanh hơn.
      10. Update Windows và đảm bảo rằng bạn đang sử dụng phiên bản driver phần cứng mới nhất 

      Các phiên bản Windows mới nhất bao giờ cũng được tích hợp các tính năng mới đầy đủ nhất, đồng thời các lỗ hổng hay các bản lỗi phần cứng trên các phiên bản trước đó cũng được fix. Do đó nên thường xuyên cập nhật (update) phiên bản Windows mới nhất để sử dụng, vừa để trải nghiệm các tính năng mới đồng thời cũng khắc phục các lỗi phần cứng để cải thiện hiệu suất hệ thống của bạn.
      Ngoài ra khi sử dụng phiên bản Windows mới nhất cũng đảm bảo độ bảo mật hệ thống của bạn cao hơn, an toàn hơn.
      11. Kiểm tra Device Manager để “tìm kiếm” các xung đột phần cứng 

      Mở cửa sổ Device Manager để kiểm tra xem tất cả các phần cứng kết nối đang hoạt động có ổn định hay không? Nếu phát hiện có bất cứ một xung đột phần cứng nào đó, thực hiện các bước để khắc phục, giải quyết lỗi đó. Nếu trường hợp không thể khắc phục được lỗi, giải pháp đơn giản nhất là ngắt kết nối các phần cứng đang gặp sự cố cho đến khi bạn tìm thấy một giải pháp hợp lý có thể khắc phục lỗi.
      12. Thay đổi Power scheme thành High Performance 

      Nếu đang sử dụng laptop và bạn để ý thấy rằng laptop của mình chạy khá chậm, khi đó bạn có thể thay đổi Power scheme thành High Performance (tốc độ tối đa) để cải thiện tốc độ hệ thống.
      Lưu ý rằng khi ở chế độ High Performance, hệ thống sẽ chạy hết công suất, và tốc độ sẽ nhanh nhất, nhưng cũng sẽ tốn pin nhất.
      Để thay đổi Power scheme, bạn mở Power Option trên Control Panel, sau đó click chọn High Performance.
      Ngoài ra trên Windows 7, Windows 8/8.1 và Windows 10 bạn có thể mở Power Options trực tiếp bằng cách nhập Power Options vào khung Search trên Start Menu hoặc Start Screen.
      13. Đừng bao giờ để máy tính của bạn "quá nóng" 

      Máy tính nóng
      Nếu máy tính của bạn "quá nóng" sẽ gây ra nhiều vấn đề mà bạn không thể lường trước được. Khi máy tính nóng dẫn đến bộ vi xử lý sẽ hoạt động chậm dần kéo theo đến hiệu suất máy tính của bạn cũng chậm dần theo thời gian.
      Cách tốt nhất để ngăn máy tính của bạn không bị nóng đó là sử dụng đế tản nhiệt, quạt tản nhiệt.
      14. Nâng cấp RAM 

      RAM hay còn gọi là Random Access Memory, là nơi chứa tất cả các tập tin của các chương trình đang chạy trên máy tính. Việc truy cập các tập tin từ RAM nhanh hơn rất nhiều so với việc truy cập từ ổ đĩa cứng.
      Điều này đồng nghĩa với việc nếu dung lượng RAM càng nhiều thì dù có nhiều chương trình chạy trên hệ thống cũng không ảnh hưởng đến tốc độ hoạt động của hệ thống. Việc nâng cấp RAM cũng không quá tốn kém, và đây cũng là một trong những cách tốt nhất để tăng tốc độ máy tính “chậm như rùa” của bạn.
      15. Kiểm tra spyware (phần mềm gián điệp) và malware (phần mềm độc hại) 

      Do phần lớn người dùng máy tính thường lướt web, chat trực tuyến và email nên máy tính dễ dàng bị nhiễm các phần mềm gián điệp (spyware) và phần mềm độc hại (malware) từ các trang web khác nhau mà bạn ghé thăm. Bằng cách loại bỏ các spyware và malware, tốc độ máy tính của bạn sẽ được tăng lên đáng kể.
      Theo Microsoft, cách tốt nhất để bảo vệ máy tính của bạn khỏi phần mềm gián điệp trước hết là sử dụng một dịch vụ miễn phí có tên PC Safety Scan được quét từ Windows Live OneCare để kiểm tra virus và loại bỏ chúng.
      Bạn cũng có thể tải về Microsoft Security Essentials (miễn phí) để bảo vệ máy tính của mình khỏi virus, spyware, adware và những thứ khác làm chậm hiệu suất hoạt động của hệ thống. Hoặc nếu bạn đang dùng hệ điều hành Windows 7, Windows Vista, Windows XP và Windows 2000, bạn có thể sử dụng Microsoft Windows Malicious Software Removal Tool.
      16. Dọn sạch thùng rác 

      Empty Recycle Bin
      Thao tác “Empty Recycle Bin” tuy rất đơn giản nhưng lại tỏ ra khá hiệu quả. Việc để thùng rác chứa một lượng lớn dữ liệu cũng góp phần làm chậm hiệu suất hoạt động của máy tính do đây là một file hệ thống của Windows, nên khi hoạt động nó sẽ được “ngó” qua, “rác” càng nhiều thì hệ thống sẽ càng bị nặng nề hơn.
      17. Chống phân mảnh ổ cứng 

      Sự phân mảnh của các tập tin trên máy tính có thể làm cho máy tính của bạn chậm xuống vì phải mất thời gian lâu hơn để "tìm thấy" tất cả các tập tin cần thiết. Để tránh điều này, bạn có thể tự chống phân mảnh cho máy tính. Nếu sử dụng Windows XP/Vista/7, bạn có thể làm theo hướng dẫn sau (chú ý là phải đóng tất cả các chương trình đang mở trước khi thực hiện việc này):
      Vào My Computer > kích chuột phải vào ổ cài đặt hệ điều hành (thường là ổ C) và chọn Properties. Trên cửa sổ hiện ra chọn thẻ Tools > kích vào Defragment Now. Sau đó kích Defragment. Trong khi chương trình đang chạy, bạn không nên sử dụng máy tính. Thời gian chạy quá trình chống phân mảnh phụ thuộc vào kích thước của ổ đĩa cứng và số lượng phân mảnh.
      Hoặc đơn giản là làm theo hướng dẫn của Microsoft cung cấp ở đây với chủ đề "Tăng tốc độ truy cập dữ liệu" bằng cách chọn hệ điều hành bạn sử dụng và theo từng bước hướng dẫn.
      18. Xóa các tập tin không sử dụng 

      Xóa các tập tin không sử dụng
      Kiểm tra kỹ mọi thứ trên máy tính của bạn, đầu tiên là màn hình Desktop, hãy dọn dẹp và xóa các chương trình, tập tin mà bạn không bao giờ sử dụng. Điều này sẽ tạo thêm một số không gian đĩa trên ổ cứng của bạn, và giúp máy tính chạy nhanh hơn.
      Nếu bạn không muốn xóa đi nhiều hình ảnh và file nhạc làm chậm máy tính của mình, tốt nhất bạn nên mua một ổ cứng ngoài để lưu trữ các mục này. Bằng cách đó bạn có thể giữ lại các tập tin yêu thích mà không phải chịu đựng một chiếc máy tính chậm chạp. Cuối cùng, bạn có thể sử dụng công cụ có sẵn trong windwos đó là Disk Cleanup để xác định các file Internet tạm thời cũng như file rác khác và xóa chúng để gia tăng không gian trống cho đĩa cứng.
      19. Sửa chữa các lỗi Registry 

      Một nguyên nhân nữa cũng góp phần làm giảm hoạt động của máy tính đó là các lỗi phát sinh trong registry. Bạn có thể tải về một chương trình miễn phí như Registry Easy để quét và sửa những lỗi này sẽ giúp tăng năng suất cho máy tính của bạn.
      20. Sửa chữa, bảo vệ các tập tin hệ thống Windows 

      Trong quá trình sử dụng máy tính, sẽ có một hoặc nhiều tập tin hệ thống bị hư hỏng hoặc lỗi có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống. Do đó, việc kiểm tra tất cả các tập tin hệ thống là cần thiết và quan trọng.
      Cách tốt nhất để kiểm tra các tập tin trên hệ điều hành của bạn là thông qua System File Checker. Để chạy System File Checker, mở Command Prompt dưới quyền Admin sau đó nhập lệnh sfc /scannow vào đó.
      Lệnh sfc /scannow sẽ kiểm tra tất cả các tập tin hệ thống, phát hiện các tập tin bị lỗi hoặc các tập tin cần phải chỉnh sửa và tiến hành thay thế các tập tin bị lỗi bằng các tập tin gốc. Quá trình này sẽ mất khoảng 5 đến 15 phút, tuy nhiên quá trình có thể diễn ra lâu hơn nếu máy tính của bạn bị virus tấn công.!







      Danh mục gồm:(Bạn click vào để chọn xem)



      1. Hướng dẫn sữa lỗi "Removable" của USB

      Removable Disk” là ổ đĩa di động, trước đây khi chúng ta mua USB mới thì nhãn của USB mới đấy là “Removable Disk”, tuy nhiên trong quá trình sử dụng tự nhiên nhãn của USB chuyển về “Removable Disk” thì chúng ta phải lưu ý, có thể ổ USB sắp hỏng, có thể USB đã nhiễm Virus tạo ra folder có tên là autorun.inf. Khi USB nhiễm Virus thì khác biệt ở chỗ là khi click đúp vào USB, nó sẽ sổ ra menu có các lựa chọn Explorer, Open, Extract,… Với các phần mềm diệt Virus hiện nay như: AVG, Kaspersky, Norton, BKAV,… Đa số đã diệt được các loại virus autorun của USB, vì vậy chúng ta có thể tải chương trình diệt Virus về quét trên máy tính và USB.
      Ngoài ra nếu gặp lỗi khi chúng ta truy nhập vào Computer, thấy hiển thị ổ USB, nhưng không hiển thị dung lượng
      Khi ta click đúp vào USB sẽ nhận được thông báo: "Please Insert a disk into Removable Disk (G:)"
      Như vậy không thể đọc được USB, bạn cần định dạng lại bằng cách click chuột phải lên USB chọn Format.
      USB không thể Format được, bạn tải về công cụ HP USB Disk Storage Format Tool tại đây:
      Click chuột phải vào file HPUSBDisk.exe chọn Run as administrator.
      Ở bước này ta chọn kiểu định dạng tại File system: FAT 32, NTFS.
      - Điền nhãn của USB tại Volume label.
      - Chọn Quick Format sau đó chọn Start để bắt đầu Format USB.
      Ở bước này chọn Yes để tiếp tục.
      Ở bước này chọn OK để kết thúc quá trình Format.
      Sau khi Format xong chúng ta truy cập lại vào USB, nếu xảy ra lỗi trong quá trình Format, hoặc Format xong mà không sử dụng được thì USB của chúng ta đã hỏng.
      .

      2. Phục hồi các file bị ẩn trên USB, thẻ nhớ do nhiễm Virus

      Lúc này khi kích hoạt tính năng xem file, thư mục ẩn thì vẫn thấy dữ liệu hiện diện trên USB nhưng không sao cho hiện lại được vì thuộc tính Hidden đã bị khóa. Dưới đây là một số cách giúp bạn khắc phục tình trạng đó một cách hiệu quả và hết sức nhanh chóng không cần tốm nhiều thời gian:




      Cách 1. Thực hiện thủ công bằng lệnh attrib -S -H /S /D:
      Nếu bạn đang sử dụng tài khoản với quyền Admin, chỉ cần vào menu Start, gõ lệnh cmd vào hộp tìm kiếm và nhấn Enter để mở cửa sổ Command Prompt. Tiếp đến gõ lệnh F: và nhấn Enter để chuyển dấu nhắc sang ổ USB. Sau cùng, bạn gõ tiếp lệnh attrib -S -H /S /D và nhấn Enter là xong.
      Lưu ý:
      -S để bỏ đi thuộc tính hệ thống bị khóa;
      -H là bỏ đi thuộc tính ẩn bị khóa;
      /S, /D có chức năng thay đổi thuộc tính cho tất cả file, thư mục trong ổ USB.
      Cách 2. Sử dụng phần mềm Bkav FixAttrb hoặc USB Show::
      Đây có thể nói là phần mềm gọn nhẹ nhất, bạn tải miễn phí Bkav FixAttrb.exe tại đây


      hoặc USB Show.rar tại đây (mật khẩu giải nén là: bb.com.vn) (dung lượng chỉ 108KB, tương thích với mọi Windows).


      Sau khi tải về và giải nén, bạn bấm trực tiếp tập tin FixAttrb.exe hoặc USB Show.exe để khởi động chương trình.
      Với Bkav FixAttrb.exe: bạn click vào "Chọn ổ đĩa" để chọn ổ đĩa hoặc thư mục cần hiện các file ẩn rồi bấm "OK", công cụ báo "Đã đặt xong thuộc tính!". Lúc này, các bạn đóng cửa sổ công cụ lại, rồi vào ổ đĩa kiểm tra thử xem các file và thư mục bị ẩn giờ đã có thể truy nhập và nhìn thấy dữ liệu bị ẩn trước đó chưa nhé
      Với USB Show.exe: trên giao diện chính bạn bấm nút "Recovery the hide files", ở cửa sổ "Browse For Folder" tìm chọn ổ đĩa USB mà bạn cần thực hiện, rồi bấm "OK". Quá trình quét và khôi phục file bị virus ẩn đi sẽ diễn ra sau đó. Đến khi hoàn tất, bạn bấm OK.

      3. Tại sao máy tính không kết nối được với USB ?


      Để khắc phục lỗi nầy, có 3 phương pháp:

      Phương pháp 1. Khởi động lại và Ngắt kết nối thiết bị USB
      Ngắt kết nối tất cả các thiết bị USB của bạn và sau đó khởi động lại máy khi gặp phải lỗi thiết bị USB. Hãy thử để kết nối các thiết bị USB để xem nếu nó là trở lại hoạt động bình thường khi bạn đã khởi động lại.
      Hãy lưu ý rằng nếu cổng cụ USB không nhận ra thiết bị USB, sau đó thử một số khác. Nếu nó được công nhận bởi một cổng USB, sau đó có phải là vấn đề phần cứng với một trong các cổng USB. Nếu ngắt kết nối và khởi động lại vẫn không thể làm cho các thiết bị USB của bạn được công nhận, đi đến hai phương pháp
      Phương pháp 2. Gỡ bỏ thiết bị USB không rõ
      Sử dụng Windows được xây dựng trong applet, Device Manager, sửa chữa thiết bị USB không thể nhận ra vấn đề, bạn cần phải gắn các thiết bị USB không được công nhận đầu tiên và sau đó làm theo các hướng dẫn từng bước để gỡ bỏ cài đặt các thiết bị USB không rõ.
      Nhấn phím nóng Windows + R để mở hộp thoại Run.
      Loại “devmgmt.msc” và nhấn Enter .
      Mở rộng Universal Serial Bus controllers và bạn có thể thấy các thiết bị USB không rõ (Port thiết lập lại thất bại) bằng một tam giác chấm than màu vàng.
      Nhấp chuột phải vào đó thiết bị USB và chọn Uninstall để gỡ bỏ chúng.
      Khởi động lại máy tính của bạn. Các trình điều khiển USB mới có thể được tự động cài đặt.


      Phương pháp 3. Sửa USB Root Hub
      Nếu thiết bị USB của bạn vẫn được nhận biết, bạn có thể thử một giải pháp với Device Manager.

      Mở Device Manager, mở rộng Universal Serial Bus controllers .
      Nhấp chuột phải USB Root Hub và sau đó nhấp vào Properties .
      Nhấp vào tab Power Management và bỏ chọn “Cho phép các máy tính để tắt thiết bị này để tiết kiệm điện” hộp.
      Nhấn OK và thực hiện một khởi động lại máy tính. Cắm lại các thiết bị USB vào và xem thiết bị USB có thể được công nhận.


      1. Tổng hợp những nguyên nhân và cách khắc phục lỗi máy tính reset liên tục và tự động shutdown cho các bạn một cách chi tiết nhất.

      1. Kiểm tra Virus

      Có lẽ đây là nguyên nhân khá phổ biến và rất nhiều người bị dính lỗi này và gây ra hiện tượng máy tính khởi động lại liên tục.
      + Phòng tránh: Sử dụng các phần mềm diệt virus luôn được thực thi ở chế độ thời gian thực (real-time), nếu không có tiền để sử dụng các antivirus trả phí như KIS, NIS thì bạn có thể sử dụng một số phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất để máy tính của bạn luôn được bảo vệ.
      Cách khắc phục:
      + Nếu đã bị dính virus rồi thì tiến hành quét virus cho toàn bộ hệ thống. Ngắt mạng (LAN, Internet) sau đó mới  tiến hành quét  toàn bộ hệ thống (Full scan). Nếu vẫn bị thì bạn hãy ghost hoặc cài lại windows nhé.
      Tuts: Bạn nên tạo một chiếc USB BOOT sau đó vào Mini Windows để kiểm tra, nếu vẫn bị lỗi tự động reset hoặc tắt máy thì không phải do Virus rồi, mà có thể liên quan đến vấn đề phần cứng.
      2. Ổ cứng (HDD) bị Bad Sector
      Nguyên nhân có thể là do ổ cứng của bạn đang bị dính lỗi bad sector. Và bạn đang làm việc với một file nằm trong phân vùng bị dính lỗi thì máy tính cũng tự động reset ngay lập tức.
      Cách kiểm tra: Nếu đã có một chiếc USB BOOT rồi thì bạn có thể truy cập vào mini windows để check lỗi rất dễ dàng. Nhưng nếu chưa có hoặc bạn ngại vào thì có thể kiểm tra trực tiếp trên windows như sau:
      + Cách thứ 1: Vào My Computer sau đó nhấn chuột phải vào ổ chứa hệ điều hành (thường là ổ C). Sau đó chuyển sang tab Tools và nhấn check để kiểm tra lỗi ổ cứng.
      + Cách thứ 2: Bạn làm theo hướng dẫn cách kiểm tra ổ cứng rất chi tiết tại bài viết ” Cách kiểm tra tình trạng sức khỏe ổ cứng với CrystalDiskInfo”  (khuyên dùng)
      Sau khi kiểm tra và thấy ổ cứng vẫn hoạt động tốt thì chuyển sang các bước kiểm tra phần cứng máy tính.

      3. Lỗi Card màn hình

      Một nguyên nhân nữa khiến máy tính reset liên tục là do card màn hình của bạn bị quá tải. Một khi bị quá tải thì nó sẽ reset lại máy tính.
      Cách khắc phục: Bạn thử tháo cái card VGA rời ra và chạy thử Onboard để kiểm tra, nếu nó vẫn bị thì ta lại tính tiếp.

      4. Lỏng RAM

      Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến máy tính tự tự động reset và shutdown rất hay gặp. Nếu như RAM của bạn bị lỏng và không nhận thì khi khởi động nó sẽ phát ra một tiếng kêu ” bíp bíp ” để chúng ta còn phát hiện và khắc phục kịp thời được. Đằng này nó lại lúc nhận lúc không, tức là tiếp xúc kém, khi chúng ta bật lên thì sử dụng rất tốt nhưng một lúc sau thì tự động reset.  😀
      .
      Cách khắc phục: Bạn dùng một cục tẩy bút chì chà nhẹ lên nơi chân tiếp xúc của thiết bị (chân màu đồng đó), sau đó dùng dẻ mềm vệ sinh khe cắm RAM trên mainboad.
      Lưu ý: Để tránh tình trạng có thể bị mất dữ liệu trong quá trình sử lý bạn nên sao lưu lại các dữa liệu trước khi tiến hành xử lý nhé.
      Nếu mà vẫn không cải thiện được tình trạng trên thì bạn tiếp tục chuyển hướng nghi vấn sang….
      5. Do Pin CMOS đã hết
      Cách xử lý: Bạn thử kiểm tra lại pin CMOS bằng cách tháo pin ra khỏi máy, dùng lưỡi liếm nhẹ, nếu thấy hơi tê, đắng là còn điện, còn không bạn phải thay pin mới (10k/ 1 cục pin). Ngoài ra, bạn cũng nên tăng độ tiếp xúc của pin với mainboard bằng cách cạo sạch các sét gỉ nơi vị trí tiếp xúc giữa pin CMOS và mainboard.
      Và nguyên nhân cũng có thể do BIOS của bạn bị thay đổi, bạn hãy thiết lập lại mặc định cho BIOS nhé.
      6. Do nguồn điện yếu, không đủ và chập chờn.
      Bộ nguồn là một thiết bị phần cứng cực kỳ quan trọng, nó cung cấp năng lượng hoạt động cho toàn bộ hệ thống. Tuy nhiên theo mình thấy, việc lựa chọn bộ nguồn không được người dùng quan tâm lắm. Nguồn điện của bạn yếu không cung cấp đủ điện năng, máy tính của bạn đang dùng bình thường nhưng bạn mới cắm thêm một ổ HDD hoặc bạn mới sắm cho mình một chiếc card dời và cắm vào máy tính sẽ dẫn đến tình trạng nguồn điện không cung cấp đủ điện năng cho hệ thống. Nguồn điện máy tính không ổn định cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến việc máy tính của bạn bị restart hoặc shutdown liên tục.
      Cách khắc phục: Bạn thử một bộ nguồn có điện áp cao hơn và quan trọng nhất là dòng điện phải ổn định. Bạn có thể sử dụng thêm bộ lưu điện UPS để nguồn điện của bạn luôn ổn định (UPS có tính năng như cục pin laptop của bạn đó).
      Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng thêm phần mềm SpeedFan để theo dõi các thông số nguồn điện cung cấp cho máy tính như thế nào. Và tất nhiên, các giá trị cụ thể của các dòng điện do chương trình này đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo. Để có con số chính xác nhất thì bạn nên sử dụng các thiết bị đo chuyên dụng.

      7. Nhiệt độ máy tính quá cao

      Sau một thời gian dài sử dụng máy tính, keo tản nhiệt của bạn có thể đã bị khô dẫn đến nóng CHÍP và gây ra tình trạng máy tính tự động reset hoặc shutdown để bảo vệ an toàn cho con chíp và hệ thống. Hoặc cũng có thể do quạt chíp hoạt động kém, hoặc không chạy khiến nhiệt độ CPU lên quá cao.
      Đây là một trong những nguyên nhân nguy hiểm nhất, có thể khiến máy tính bạn hư hỏng phần cứng và hỏng chíp (thiết bị có giá trị nhất của máy).
      Cách khắc phục:
      + Tiến hành tháo máy để kiểm tra và vệ sinh cho quạt.
      + Bôi thếm keo tản nhiện cho chíp, không không rành về việc này thì bạn có thể mang đi ra các cửa hàng để họ vệ sinh và bôi keo tản nhiệt cho nhé.
      + Gắn thêm quạt gió vào trong case để máy tính bạn mát hơn.
      + Sử dụng máy ở những nới thoáng mát sẽ giúp giảm bớt nhiệt độ cho máy tính đồng thời cũng làm tăng tuổi thọ cho các link kiện trong máy tính.
      2. Máy tính bị dính nước 

      Hầu hết người dùng máy tính nào cũng có thể từng gặp trường hợp này, nhất là những người thường uống nước khi đang làm việc rồi bỗng nhiên bị vấy nước lên bàn phím. Chất lỏng sẽ làm hỏng linh kiện điện tử vì các chất trong chất lỏng như muối và chất khoáng đều dẫn điện. Về mặt kỹ thuật, nước tinh khiết khi đổ vào máy tính có thể hoàn toàn không gây hại. Nếu bật máy tính lên khi máy bị dính chất lỏng gì đó thì máy có thể bị chạm mạch do điện tình cờ dẫn dòng tự do. Do đó, việc trước tiên bạn phải làm khi máy tính bị vô nước là tắt máy càng nhanh càng tốt, rút phích cắm điện và gỡ pin ngay tức khắc (nếu có thể). Càng nhanh càng tốt bạn mới có thể thoát khỏi tình trạng chạm điện.
      Khi đã tắt máy tính, bạn phải gỡ hết các cáp nối, các thành phần linh kiện và các ổ đĩa rồi úp ngược máy tính lại. Nếu đó là laptop, bạn phải tránh không cho chất lỏng chảy vào gần màn hình. Nếu đó là máy tính để bàn, bạn nên để máy nằm nghiêng lên cạnh máy chứ không úp ngược hoàn toàn. Xoay máy tính về phía bị nhiễu nước (thí dụ nếu nước nhiễu nước vào máy ở phía bên trái bàn phím, hãy xoay nghiêng máy về phía trái). Bạn có thể lau khô chất lỏng ở phía ngoài máy bằng một miếng vải khô mềm không xơ. Khi chất lỏng đã chảy ra gần hết, bạn nên tháo rời PC càng nhiều bộ phận càng tốt. Nếu có thể, bạn hãy rã hết máy để mọi thứ được hong khô tối đa. Nếu không thể thì đừng cố, nhưng có lẽ bạn nên ít nhất cạy hết phím khỏi bàn phím để chất lỏng chảy ra hết. Nếu máy bị nhiễu chất lỏng khác ngoài nước, bạn nên làm sạch máy bằng một loại chất làm sạch mạch điện, vì nhiều loại thức uống thường nhớp nháp và gây mòn, sẽ gây hỏng hóc phần bên trong PC. Sau khi đã ngắt điện, tháo rời và làm sạch PC, bạn cứ để máy đấy và chờ. Chờ càng lâu càng tốt, khoảng 2 ngày hay lý tưởng là ít nhất 1 tuần. Sau đó, hãy thử mở máy lên.

      Có thể phần mềm quét virus trên máy tính của bạn đã hết hạn sử dụng, có thể bạn đã nhấn vào hộp tùy chọn không thích hợp trong trình diệt virus, có thể bạn đã tải xuống những thứ không nên tải. Nhưng dù gì đi chăng nữa, có thể khẳng định máy tính của bạn đã nhiễm virus vì hoạt động một cách bất thường và nó sẽ nhanh chóng lây lan.
      Trong trường hợp này, việc đầu tiên phải thực hiện là kiểm tra xem máy của bạn có thực sự bị nhiễm virus hay không. Các loại virus và phần mềm độc hại (malware) thường hiện diện theo nhiều cách. Bạn có thể đã xem những mẩu quảng cáo nhiễm độc, PC của bạn có thể đang hoạt động rất chậm hay có thể bị xung đột phần mềm thường xuyên, trừ khi bạn có chương trình chống virus báo cho biết sự hiện diện của một loại virus nào đó.
      Trước khi thực hiện những việc khác, bạn hãy ngắt kết nối mạng, sau đó điều mà bạn cần làm là cập nhật phần mềm diệt virus.
      Tiếp theo, hãy khởi động PC lại theo chế độ Safe Mode bằng cách nhấn phím F8 nhiều lần cho đến khi thấy trình đơn Advanced Boot Options. Hãy dùng phím mũi tên để chọn Safe Mode with Networking và nhấn Enter.
      Khi đã vào Safe Mode, dùng một chương trình diệt virus và một chương trình diệt malware để kiểm tra ổ đĩa. Bạn cần cài đặt một chương trình diệt virus mới ngay cả khi đã có sẵn một chương trình virus trên PC, vì chương trình cũ rõ ràng là thiếu khả năng bảo vệ. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách nạp chương trình trên một ổ USB và cài đặt từ đó để không cần phải kết nối PC với mạng Internet. Ngoài việc quét diệt virus, bạn cũng nên kiểm tra chống malware bằng các chương trình như MalwareBytes..
      Hy vọng là các phần mềm chống virus và malware sẽ có thể tìm ra và tiêu diệt chúng. Nhưng nếu các chương trình này không mang lại hiệu quả hoặc bị xung đột khi cố chạy (vì có vài loại virus rất thông minh và biết khi nào các chương trình được thiết kế để tiêu diệt chúng), bạn có thể cần phải cài đặt lại Windows và phục hồi các tập tin, thiết lập từ các sao lưu dự phòng đã tạo trước đó...

      Có hai loại tập tin “quan trọng”: loại tập tin quan trọng cho chính bạn (chẳng hạn như những tập tin dữ liệu cá nhân) và loại quan trọng cho máy tính (các tập tin hệ thống). Hy vọng là bạn không có thói quen “vọc” các thư mục gốc của PC và ẩu tả xóa các tập tin hệ thống. Tuy nhiên, đôi khi những tập tin quan trọng vẫn bị mất do xung đột hệ thống, bị nhiễm phần mềm độc hại hay các chương trình quét virus “quá tích cực”.
      Trong trường hợp này, việc đầu tiên phải thực hiện nếu bạn vô tình nhấn xóa một bức ảnh hay một tài liệu quan trọng là hãy xem có thể tìm lại chúng không. Hãy mở Windows Explorer và gõ tên tập tin đó trong hộp tìm kiếm ở góc trên bên phải. Có thể là bạn đã không xóa tập tin đó mà chỉ chuyển nó đến một thư mục khác vì đã vô ý nhấp chuột.
      Nếu không tìm được tập tin bằng lệnh tìm kiếm, hãy mở Recycle Bin nằm trên màn hình chính rồi tìm tập tin. Nếu trong Recycle Bin có nhiều tập tin, hãy nhấn chuột phải trong cửa sổ, chuyển con trỏ trên Sort by và chọn Date Deleted. Các tập tin bị xóa gần đây nhất sẽ hiện ra ở phần trên cùng của cửa sổ.
      .

      Giả sử cách này không mang lại hiệu quả, hãy thử dùng công cụ phần mềm phục hồi tập tin bị xóa như Recuva để phục hồi dữ liệu đã mất.
      . Nếu tập tin của bạn không nằm trong Recycle Bin và cũng không tìm được bằng công cụ Recuva, bạn có thể phục hồi tập tin này dễ dàng từ bản sao lưu dự phòng. Windows 7 tự động tạo các “phiên bản trước” của các tập tin, nhưng trong Windows 8 bạn sẽ phải mở thủ công bằng một tính năng gọi là File History để có được các phiên bản trước của tập tin.
      . Trong Windows 7, hãy mở Windows Explorer và tìm thư mục có chứa tập tin muốn tìm. Nhấn chuột phải vào thư mục và chọn Restore previous. Bạn sẽ thấy một danh sách các sao lưu dự phòng thư mục liệt kê theo ngày tháng. Chọn một bản sao lưu được tạo ra trước đây mà bạn nhớ là đã xóa và chọn Restore.
      . Nếu không thể tìm tập tin đã bị xóa hay phục hồi tập tin này từ Windows File History, bạn vẫn không hoàn toàn hết hy vọng. Nếu thường xuyên sao lưu dự phòng máy tính, bạn có thể thử tìm tập tin trên ổ đĩa sao lưu dự phòng. Trong trường hợp nếu ổ đĩa sao lưu của bạn là một dịch vụ đám mây như Dropbox, Google Drive hay OneDrive, bạn có thể phục hồi tập tin này từ trang web của dịch vụ đám mây đó. Nếu tập tin bị xóa không phải là tập tin cá nhân mà là một tập tin hệ thống quan trọng, có lẽ bạn sẽ phải sửa chữa bằng công cụ System Restore, hay thậm chí sẽ phải cài đặt Windows lại từ đầu.
      Một khi máy tính thiếu RAM sẽ gây ra tình trạng đơ, giật, lag rất khó chịu khi sử dụng. Để biết được chính xác là máy tính có thiếu ram hay không thì bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del hoặc Ctrl + Shift + ESC để vào Task Manager.
      Như ví dụ trong hình dưới, bạn để ý đến phần “Memory”. Máy tính của mình có dung lượng RAM là 4GB và đang sử dụng 3.5GB tức là đã dùng hết 90% RAM (do mình đang bật rất nhiều chương trình). Nếu như con số này mà lên 3.8 hoặc 3.9 thì chắc chắn máy tính bạn sẽ bị đứng hình luôn 😀 và nếu muốn sử dụng được trơn tru thì bạn phải tắt bớt các ứng dụng đang chạy đi hoặc thêm một cách nữa đó là nâng cấp RAM.
      Các bước nâng cấp RAM
      Sử dụng phần mềm CPU-Z, nếu chưa có và chưa biết cách sử dụng thì xem hướng dẫn chi tiết tại bài viết này.
      Bước 1: Đầu tiên bạn cần phải xem máy tính của bạn có bao nhiêu khe cắm RAM. Thường máy tính đời mới hiện nay hỗ trợ nhiều khe cắm RAM để hỗ trợ việc nâng cấp và sử dụng được nhiều Ram hơn.
      Bước 2: Loại RAM bạn đang sử dụng là loại RAM nào? (SDR, DDR, DDR 2, DDR 3….). Để nâng cấp thì bạn cần mua loại RAM tương ứng, và mỗi loại ram thì lại có số chân cắm khác nhau để chúng ta dễ dàng phân biệt và không bị nhầm lẫn. Chính vì thế mà bạn không thể cắm thanh loại DDR vào khe cắm DDR2 hay DDR3 và không thể cắm loại DDR2 vào khe cắm DDR và DDR3, cũng không thể cắm loại RAM DDR3 vào khe cắm RAM DDR hay DDR2 được nghĩa là mỗi khe để cắm RAM chỉ cắm được một loại bộ nhớ duy nhất để gắn vào.
      DDR: Các dòng máy dùng CPU Pentium-M.
      DDR2: Các dòng máy dùng CPU Intel Core Duo, Core 2 Duo..
      DDR3: Các dòng máy Intel Core 2 Duo, Core i
      Bước 3: Dung lượng RAM hiện tại là bao nhiêu? Nếu như bạn sử dụng hệ điều hành 32-bit thì chỉ nên sử dụng 3GB RAM thôi. Nếu muốn sử dụng hơn thì bạn cài phiên bản 64-bit để sử dụng nhé. Để xem dung lượng RAM của bạn là bao nhiêu thì bạn hãy nhấn chuột phải vào “My Computer” > “Properties” > nhìn xuống mục Memory hoặc Installed Memory để xem dung lượng là bao nhiêu nhé.
      Lựa chọn Bus RAM phù hợp
      . Bước 4: Khi ta gắn các thanh RAM vào khe thì các thanh RAM bạn nên chọn cùng bus với nhau nhé. Nếu khác bus thì sẽ không tận dụng được tối đa RAM và sẽ lãng phí tiền của khi nâng cấp. Khi bạn sử dụng 2 thanh RAM trên một máy tính mà khác Bus thì máy tính chỉ sử dụng Bus nhỏ hơn.
      Hiểu thêm về BUS RAM: Bus của RAM là tần số hoạt động của RAM (tính theo MHz). Bus RAM càng lớn thì tốc độ hệ thống càng được cải thiện, thời gian truyền tải dữ liệu với CPU được rút ngắn và ngược lại.
      Cách tính toán Bus của RAM (266/333/400/533/800/1333/ 1600/ 1800/ 2000…)
      Mở phần mềm CPU Z lên và chuyển qua Tab “Menory”
      Tại đây bạn lấy “DRAM Frequency” x 2 sẽ ra số Bus của RAM DDR, DDR2, DDR3. Còn đối với SDRAM thì thông số DRAM Frequency giữ nguyên = số BUS.

      6. Ổ cứng máy tính của bạn (kể cả laptop) có thể bị hỏng do sốc hoặc do tác động mạnh. Những mẹo trong bài viết sau sẽ giúp bạn khắc phục.


      Sau khi bị va đập mạnh hoặc bị sốc khi vận chuyển, ổ cứng của bạn có thể không sử dụng được nữa hoặc không vào được hệ điều hành. Bạn có thể may mắn sửa được lỗi và hồi sinh ổ cứng nếu thực hiện đúng các bước sau đây.
      Bước 1. Kiểm tra lỗi và khắc phục ổ cứng bằng tính năng Error-checking của Windows:
      Bạn chọn vào ổ đĩa cần sửa chữa và chọn Properties > chuyển qua thẻ Tools > nhấn chọn Check Now > đánh dấu chọn trước Automatically fix the file system errors và Scan for and attempt recovery of bad sectors. Cuối cùng nhấn Start. Nếu có thông báo hiện ra, bạn hãy nhấn Yes. Tính năng này chỉ khắc phục tạm thời trong thời gian ngắn giúp bạn có thể kịp thời sao lưu dữ liệu quan trọng mà thôi.

      Bước 2. Chữa ổ cứng bằng công cụ Flobo Hard Disk Repair
      Sau khi cài đặt, bạn chọn ổ đĩa cần sửa chữa > nhập vị trí Start Sector và End Sector (để mặc định nếu muốn sửa toàn bộ ổ cứng) > chọn Bad Sector Repair để bắt đầu quá trình sửa lỗi. Bạn có thể kiểm tra bề mặt đĩa từ với công cụ Surface Test và kiểm tra hệ thống điều khiển ổ cứng có vấn đề gì sau va đập hay không bằng tính năngController Test.

      Nếu bạn gặp phải tình trạng ổ cứng vẫn được nhận diện sau va chạm nhưng bị lỗi hệ điều hành và không thể đọc được các file khởi động được lưu trên đĩa hoặc mất đi ở phân vùng Active chứa HĐH, những lỗi thông báo cho trường hợp này thường là NTLDR is missing (trên Windows XP) hoặc BOOTMGR is missing (với Windows Vista/7), đồng thời màn hình boot sẽ dừng lại ở thông báo này. Bạn có thể làm theo những bước sau để khắc phục lỗi:



      + Đối với Windows XP: Sử dụng công cụ Windows XP Recovery Console bằng lệnh fixboot. Thao tác như sau:
      - Chọn chế độ ưu tiên boot từ D\DVD-ROM và cho đĩa Windows XP CD vào ổ CD. Trong quá trình chọn lựa, bạn hãy nhấn phím 'R' để bắt đầu sửa lỗi trong Recovery Console.
      - Chọn phân vùng (ổ đĩa) cài đặt Windows XP (C:\WINDOWS) > gõ mật khẩu Administrator và gõ lệnh fixboot.Lệnh này sẽ chép lại các file cần thiết cho việc khởi động (boot sector) vào ổ đĩa.

      - Tiếp tục, bạn kiểm tra tên ổ đĩa của CD-ROM bằng lệnh dir X: (X là tên ổ quang – hình minh họa ổ CD-ROM là D). Khi biết chắc chắn tên ký tự ổ CD, bạn hãy tiến hành copy 2 file NTLDR và NTDETECT.COM từ CD cài đặt vào ổ cứng. Sau đó, kết thúc bằng lệnh BOOTCFG /rebuild và khởi động lại máy.
      COPY CDDrive:\I386\NTLDR C:\
      COPY CDDrive:\I386|NTDETECT.COM C:\
      BOOTCFG /rebuild  (CDDrive: tên ổ đĩa CD)

      + Đối với Windows Vista/7: Khởi động lại máy với đĩa Windows Vista DVD > nhấn Next trong của sổ đầu tiên. Nhìn xuống góc trái, bạn sẽ thấy tùy chọn Repair your computer và bạn nhấn vào đây > Chọn Microsoft Windows Vista/7 > Next để tiến hành sửa chữa lỗi.
      Tiếp tục, bạn nhấn chọn Startup Repair và đợi vài giây để quá trình sửa lỗi hoàn tất. Sau đó, bạn hãy khởi động lại máy tính. Ngoài ra, bạn có thể vào Command Prompt > gõ lệnh bootrec /fixboot để sửa chữa hệ thống dùng Windows Vista/7.

      7. Sử dụng máy tính như thế nào để tiết kiệm RAM nhất

      1. Tắt bớt các ứng dụng.

      Bạn có thể tham khảo thêm ở các bài:

      2. Quản lý các tiện ích, add-on trên các trình duyệt web hiệu quả

      nếu như bạn đang sử dụng các trình duyệt web như Google Chrome, Cốc Cốc, FireFox.. và bạn đang sử dụng quá nhiều tiện ích mở rộng thì hãy tắt bớt những tiện ích, add-on không dùng hoặc là ít dùng đi nhé.
      + Đối với Google Chrome thì bạn vào địa chỉ này: chrome://extensions/
      Sau đó bỏ dấu tích ở tùy chọn Enable với các tiện ích mà bạn ít dùng đi là xong.

      Nếu như bạn đang sử dụng Google Chrome thì có thể làm thêm một thủ thuật như sau:
      Nhấn chuột phải vào icon shortcut của Google Chrome => chọn Properties => một cửa sổ hiện ra, lúc này bạn hãy để ý tới phần Target nhé: Bạn hãy đưa con trỏ chuột vào vị trí cuối cùng, sau đó copy đoạn code này vào:
      –disk-cache-size=52428800 –disable-dev-tools –disable-logging –disable-metrics-reporting –disable-metrics-system –no-sandbox –purge-memory-button –disable-accelerated-compositing
      Bạn chú ý là giữa đường dẫn chính và đoạn code bạn mới copy vào có 1 dấu cách (Space) nhé.

      Sau đó tắt trình duyệt đi và mở lại để áp dụng thay đổi. Lúc này Google sẽ hiện ra một cảnh báo với nội dung “ You are using an unsupported command-line flag –no-sandbox. Stability and security will suffer. ” Các bạn đừng lo lắng nhé, cảnh báo thế thôi nhưng không sao đâu.
      Chú ý: Bây giờ bạn hãy mở Task Manager lên và theo dõi xem lượng RAM mà Google Chrome chiếm dụng có giảm nhiều  so với lúc chưa sử dụng code vbs đó không nhé. Nếu bạn không thấy hiệu quả lắm thì có thể xóa dòng code đã thêm vào đi để trở lại bình thường.
      + Đối với FireFox thì bạn vào địa chỉ này: 
      3. Tắt đỡ các Services ít dùng hoặc không dùng tới
      Cái này thì mình đã hướng dẫn cho các bạn trong bài viết tinh chỉnh Windows trước khi tạo Ghost rồi. Nếu như bạn chưa biết cách thì có thể xem lại bài viết đó của mình nhé.
      Chú ý: Bạn hoàn toàn có thể áp dụng cả bài viết cho cho hệ điều hành của bạn. Cách cách mình hướng dẫn trong bài viết đó đều rất an toàn và vô hại.

      4. Quản lý các ứng dụng đang chiếm dụng quá nhiều RAM

      Trong quá trình sử dụng nhiều ứng dụng cùng một lúc, chắc chắn sẽ có những ứng dụng/ phần mềm chiếm dụng rất nhiều RAM của bạn, bạn hãy mở Task Manager (Ctrl + Alt + Delete) lên và nhấn vào cột Memory.
      Tại đây bạn có thể biết được ứng dụng nào đang chiếm dụng RAM nhiều nhất từ đó bạn sẽ có cách để ứng phó với nó, nếu máy tính bị đơ quá thì có thể nhấn chuột phải vào ứng dụng đang chiếm dụng RAM và chọn End task để tắt tạm nó đi nhé. Ngoài ra, tại đây bạn có thể tìm các ứng dụng nào mà không dùng thì cũng tắt đi nốt cho đỡ tốn bộ nhớ RAM.

      Trong quá trình sử dụng các trình duyệt web để lướt web, đọc tin tức hoặc là làm việc thì bạn hãy hạn chế mở nhiều tab. Đặc biệt là các máy có ít bộ nhớ RAM (2GB trở xuống), bạn mở Max là 3,4 tab thôi, nhiều quá rất dễ dẫn tới tình trạng đơ máy đó.

      5. Không nên mở quá nhiều cửa sổ Windows Explorer

      Tuy rằng các cửa sổ Windows Explorer hoạt động hoàn toàn riêng biệt, tức là nếu như một cửa sổ bị lỗi thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến các cửa sổ còn lại cả. Tuy nhiên, nếu như bạn mở đồng thời quá nhiều cửa sổ Explorer thì dung lượng RAM sẽ bị chiếm dụng một chút, mỗi cửa sổ Windows Explorer chiếm 10 MB RAM đó.
      Cách xử lý: 
      Bạn truy cập vào Folder Options
      tìm đến dòng ” Launch folder windows in a separate process ” và bỏ check ở dòng đó đi => sau đó nhấn Apply để áp dụng thay đổi.

      Back To Top

      Popular Posts