Breaking News

Những cây cầu hiện đang giữ hàng Top trên thế giới

Danh mục gồm:(Bạn click vào để chọn xem)



1. Lái xe can đảm mới dám đi qua cây cầu dốc đứng

Ejima Ohashi (Eshim Ohashi) là cây cầu có độ dốc cực lớn, tạo cảm giác mạo hiểm mà chỉ những tài xế can đảm nhất mới có bản lĩnh lái xe vượt qua.
Cầu Ejima nằm ở thành phố Matsue, Nhật Bản và trở thành tâm điểm chú ý của các phương tiện truyền thông quốc tế sau một quảng cáo xe hơi của hãng Daihatsu.
Nhiều người cho rằng, việc xây dựng cây cầu này do một nhóm kỹ sư nghiệp dư, không tính toán trước những khó khăn gặp phải cho người đi đường. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy điều ngược lại. Lý do cây cầu Ejima quá cao và dốc là bởi nó cần dành không gian cho những tàu lớn trên 500 tấn có thể đi bên dưới.
Có chiều dài 1.44km, với độ cao ở điểm cao nhất so với mặt nước là 44,7m, Ejima được xây dựng từ năm 2004. Đây là cây cầu khung cứng lớn nhất Nhật Bản và lớn thứ 3 trên thế giới.


Cầu Siduhe là cây cầu cao nhất thế giới, nằm ở độ cao 496 m so với mặt nước, khiến nhiều du khách không dám nhìn xuống dưới.Khai trương vào 15/11/2009, đây là cây cầu thứ 3 của Trung Quốc trong chưa đầy 10 năm nhận được danh hiệu "cầu cao nhất thế giới". Đây là biểu tượng cho sự phát triển của cơ sở hạ tầng đường cao tốc tại quốc gia nàyCầu Siduhe nằm cách vùng 3 hẻm núi nổi tiếng của sông Trường Giang khoảng 80 km về phía nam, thuộc tỉnh Hồ Bắc. Đây là một trong vô số công trình ấn tượng trong 483 km cuối cùng của tuyến đường cao tốc Tây Hurong dài 2.175 km, nối Thượng Hải với Trùng Khánh và Thành Đô.Cầu Siduhe cao tới mức đối thủ gần nhất ở Mexico thấp hơn tới 100 m. Cây cầu này cũng cao hơn cầu Royal Gorge ở Colorado (Mỹ) 205 m. Đây cũng là cây cầu duy nhất trên thế giới nơi vật có kích cỡ và trọng lượng bằng một người rơi xuống có thể đạt vận tốc cuối - vận tốc vật thể rơi không còn có gia tốc được nữa. Cầu dài khoảng 900 m. Cây cầu này không chỉ là tuyến đường giao thông, mà còn là một công trình đáng ngưỡng mộ. Từ trên cầu, du khách có thể ngắm nhìn sông Sidu xanh biếc uống lượn qua hẻm núi.

3. U Bein - Cây cầu gỗ lâu đời và dài nhất thế giới



Cầu U Bein được đánh giá là cây cầu gỗ lâu đời, dài nhất thế giới và là một trong những nơi ngắm hoàng hôn đẹp tuyệt vời.

Cầu U Bein nằm tại ngoại ô cố đô Mandalay, Myanmar, nối liền hai bờ của sông Taungthamna. (Ảnh: deviantart.)
Cầu U Bein có chiều dài tới 1,2km và được làm bằng gỗ tếch, tận dụng những cây gỗ tếch từ một cung điện cổ xưa.Cầu được xây dựng từ năm 1800 bởi thị trưởng U Bein.Đến nay, cây cầu có hơn 1.000 cột lớn và hàng nghìn phiến gỗ ghép.Ban đầu, cây cầu này hoàn toàn được dựng bằng gỗ nhưng sau đó một số trụ và lan can cầu ở phần ngập trong nước đã được thay bằng trụ bê tông để đảm bảo an toàn cho người đi lại.

4. cầu vượt biển dài nhất thế giới


Cầu có chiều dài 36.48 km, với 8 làn xe, nối hai khu trung tâm của thành phố Thanh Đảo. Ảnh: Xinhua

Cây cầu vượt biển dài nhất thế giới bắc qua vịnh Giao Châu của thành phố Thanh Đảo, Trung Quốc. Xinhua cho biết cầu được khởi công xây dựng từ tháng 5/2007 với tổng chi phí là 2,3 tỷ USD. Với 8 làn xe và chiều dài 36,48 km nối trung tâm thành phố Thanh Đảo với huyện Hoàng Đảo, đây là cây cầu vượt biển dài nhất trên thế giới. Ông Han Shouxin, phó giám đốc Ủy ban quản lý giao thông thành phố Thanh Đảo, cho biết cây cầu này giúp khoảng cách giữa hai khu trung tâm được rút ngắn 30 km và giảm thời gian lưu thông từ 40 phút xuống còn một nửa.Trước đó, danh hiệu cầu vượt biển dài nhất thế giới thuộc về cây cầu bắc qua vịnh Hàng Châu với chiều dài 36 km, nối liền hai thành phố Gia Hưng và Ninh Ba ở tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc.





Cầu xuyên biển nối liền hai quốc gia Đan Mạch và Thụy Điển The Oresund là cây cầu nằm giữa biên giới của hai nước Đan Mạch và Thụy Điển. Với kiến trúc độc đáo, kết hợp cầu và đường hầm xuyên lòng biển, đã biến nơi đây thành điểm du lịch nổi tiếng khắp thế giới. Cây cầu không chỉ giúp người dân hai đất nước đi lại thuận tiện mà còn là một kiệt tác kiến trúc nhân tạo đặc sắc. Cây cầu được khánh thành vào ngày 1/7/2000. The Oresund được thiết kế bởi kiến trúc sư Đan Mạch George K.S. Rotne, bắt đầu từ thủ đô Copenhagen của Đan Mạch và kết thúc tại thành phố Malmo, Thụy Điển. Cầu Oresund được xây dựng trên các trụ tháp và một nhịp chính là hệ cầu treo dây văng (cable-stayed bridge). Nhịp chính dài 490m với 80 dây văng trên 4 cột cao 203.5m so với mực nước biển. Cầu có tổng chiều dài 7.85km, trong đó 5.35km nằm bên phía Thụy Điển và 2.5km nằm bên phía Đan Mạch. Cầu gồm hai tầng, tầng trên là xa lộ châu Âu E20, gồm 4 làn đường rộng 23.5m dành cho xe hơi và tầng dưới với hai đường ray dành cho xe lửa. Lên cầu, du khách sẽ được đi xuyên qua một hòn đảo nhân tạo tuyệt đẹp có tên Peberholm. Để tạo nên điểm trung chuyển đặc biệt này, các nguyên liệu xây dựng đã được nạo vét từ dưới lòng đại dương. Tiếp nối cây cầu hũng vĩ và hòn đảo xinh đẹp là 4 đường hầm riêng nối với đảo Amager, Đan Mạch. Đây là một trong những nơi ngắm hoàng hôn và bình minh đẹp nhất thế giới.





Cây cầu có chiều dài 570m bắc qua sông Vitim với bề rộng cho xe đi qua chỉ hơn 2m và đáng chú ý là nó không hề có lan can hay bất cứ một biện pháp bảo vệ nào để đảm bảo an toàn cho các xe ô tô khỏi bị rơi xuống dòng sông đóng băng bên dưới nếu không may sự cố xảy ra. Cấu trúc kim loại mục nát của cầu chỉ đơn giản được bao phủ gỗ cũ lên mặt đường đi vì thế mà nó trở nên rất trơn khi có băng và tuyết mà đặc điểm thời tiết này thì gần như xuất hiện quanh năm. Ban đầu được thiết kế như một cây cầu đường sắt thuộc đường ray xe lửa chính nối Baikal–Amur, tuyến đường sắt dài 4.324 km đi qua Đông Siberia và viễn đông Nga, thế nhưng cây cầu Kuandinsky (a.k.a Kalarsky) chưa bao giờ được khánh thành, vì vậy người dân làng Kuanda, một ngôi làng lân cận với khoảng 1.500 dân, bắt đầu sử dụng nó để qua sông Vitim.








Cầu được xây dựng vào năm 1883, là cây cầu treo bằng thép đầu tiên. Cầu Brooklyn bắc qua sông East, nối hai bờ Manhattan và Brooklyn. Di tích lích sử quốc gia này trở thành một trong những điểm du lịch chính của thành phố New York. Cầu Brooklyn, một trong những chiếc cầu treo lâu đời nhất tại Hoa Kỳ, dài 1.825m, khánh thành ngày 24/05/1883 sau 13 năm xây dựng, với chi phí 15 triệu USD, nối liền khu Manhattan, thành phố New York, với khu Brooklyn bên kia dòng sông Đông (East River). Vào năm 1883, một kỹ sư giàu óc sáng tạo tên là John Roebling, cảm thấy hứng thú với ý tưởng sẽ xây cây cầu ngoạn mục này. Tuy nhiên, các chuyên gia cầu đường bảo ông hãy quên ý tưởng đó đi vì đó là một dự án bất khả thi. Không nản lòng, ông thuyết phục con trai mình là Washington, cũng là một kỹ sư đầy tiềm năng. Cả hai cha con cùng ấp ủ ý tưởng về cách hoàn thành cây cầu và cách vượt qua mọi trở ngại. Bằng mọi cách, họ thuyết phục các ngân hàng đầu tư tài chính cho dự án xây cầu này. Hết sức phấn khởi và nhiệt thành, họ tuyển nhân công và bắt đầu xây cây cầu như mơ ước của mình. Cầu Brooklyn được khởi công từ tháng 1/1870, với hai tòa tháp nằm gần phía hai bờ, xây theo kiểu kiến trúc "Tân Gô-tic" (xuất hiện tại Anh từ thập niên 1740), đỡ lấy thân cầu với những cáp treo bằng thép. Đây cũng là chiếc cầu treo bằng thép đầu tiên trên thế giới, trở thành công trình kiến trúc được trân trọng nhất New York và được công nhận là công trình lịch sử quốc gia vào năm 1964. Hơn nữa, việc xây dựng cầu còn được xem là một kỳ tích, khi kiến trúc sư gốc Đức john Augustus Roebling (1806 - 1869), người thiết kế cây cầu, qua đời khi đang chuẩn bị xây dựng cầu. Con ông là Washington Roebling (1837 - 1926) tiếp tục công trình của cha, nhưng chẳng bao lâu sau khi khởi công, Washington gặp tai nạn khi đi khảo sát lòng sông Đông và bị liệt toàn thân. Tuy nhiên, trong suốt 13 năm, Washington hướng dẫn bằng ngón tay duy nhất còn chuyển động của mình cho vợ ông là Emily Warren Roebling (1843 - 1903). Dưới sự hướng dẫn của chồng, bà đã vừa tự học cùng với các kỹ sư tại công trường vừa tiếp tục công việc cho đến khi hoàn tất. Do vậy, tên của ba người trong một gia đình đã được ghi khắc lên công trình lịch sử này.






Đây là cây cầu bằng thép hình vòng cung rộng nhất thế giới: xấp xỉ 49 m, gồm 2 đường xe lửa, 8 làn đường ô tô, một làn đường dành riêng cho xe đạp và một làn cho người đi bộ. Một trong những điểm thu hút du khách là điểm ngắm cảnh phía đông nam trên cầu, với một quán cà phê, một bảo tàng về thổ dân Australia, cũng là nơi chiêm ngưỡng và chụp những cảnh đẹp ngoạn mục của nhà hát con sò và bến cảng Circular Quay. Cầu Harbour cũng là một thắng cảnh nổi tiếng của Sydney. Cầu khánh thành năm 1932, dài hơn 1 cây số và đã từng là kiến trúc cao nhất Sydney. Bạn có thể đi bộ qua cầu để ngắm nhìn cảnh cảng, sau đó đi phà quay trở lại bến cảng để ngắm cầu từ góc độ khác. Nếu thích mạo hiểm và có đầy đủ năng lượng, bạn có thể leo lên đỉnh ở độ cao 134m để ngắm nhìn cảnh cảng và nhà hát Opera.




Cầu Akashi Kaikyo có tên tiếng Anh là Pearl Bridge - một cầu treo kiểu kết cấu dây võng ở Nhật Bản bắc qua vịnh Akashi, nối Maiko ở Kobe với Iwaya của đảo Awaji và là một phần trong tuyến đường cao tốc Honshu – Shikoku. Cầu Akashi Kaikyo khánh thành ngày 5/4/1998 và là cây cầu treo có nhịp dài nhất thế giới tại thời điểm đó; chiều dài nhịp chính là 1991 mét. Tổng chiều dài cầu là 3911m. Với độ dài gần 4 cây số. Cầu băng qua eo Naruto, một địa danh nổi tiếng ở Nhật Bản với những xoáy nước dữ dội, làm cản trở sinh hoạt, giao lưu và làm ăn sinh sống của cộng đồng nơi đây.






Cầu treo Chesapeake, Maryland, Mỹ Được xây dựng với 778,3 triệu đô. Người dân nơi đây thường nói, chính phủ đã ném xuống mặt hồ một đống tiền mặt để xây dựng cây cầu treo này. Cầu treo Chesapeake nối liền bờ Đông, bờ Tây của thành phố Maryland. Ban đầu, cây cầu cũ được bắc vào năm 1952 và năm 1973 được xây dựng lại ngốn hết 778,3 triệu đô. Từ khi cây cầu này được xây dựng lại thì giao thông của thành phố này cũng chuyển biến rõ rệt.

Khanhnguyen' s blog sưu tập

Popular Posts