Breaking News

Top 10 đỉnh núi cao nhất thế giới:


Núi non hùng vĩ, kỳ tích dẫy đầy...rồi sẽ có một ngày nào đó bạn lại nẫy sinh ý định để tham quan, tìm kiếm...và phát hiện những điều kỳ lạ từ những kiến thức mà Khanhnguyen' s blog tổng hợp.
Danh mục gồm(Bạn Click vào để xem):

             1. Núi Everest
             2. K2 hay Godwin Austen
             3. Kanchenjunga
             4. Lhotse
             5. Makalu
             6. Cho Oyu
             7. Dhaulagiri
             8. Manaslu
             9. Nanga Parbat
             10. Annapurna

      Núi Everest (chiều cao: 8.850m). Nằm ở dãy Khumbu Himalaya ở khu vực biên giới Nepal và Trung Quốc. Nằm giữa biên giới Tây Tạng và Nepal, Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới. Năm 2007, nơi này có độ cao 8.848 m so với mực nước biển. Do vận động kiến tạo địa chất, đỉnh núi này vẫn cao thêm 2,5 cm mỗi năm. Người Nepal gọi đỉnh núi này là Sagarmatha, nghĩa là Trán trời. Còn người Tây Tạng gọi đó là Chomolangma tức Thánh mẫu vũ trụ.

      1996 - thảm hoạ Everest

      Trong mùa leo núi năm 1996 mười chín người đã chết vì cố gắng trèo lên đến đỉnh và cho năm đó là một năm chết người nhất trong lịch sử leo Everest. Ngày 10 tháng 5 năm đó là ngày chết chóc nhất trong lịch sử leo Everest, khi một cơn bão đập vào nhiều nhà leo núi ở gần đỉnh (trên bậc Hillary), giết đi tám người. Trong số những người tử nạn là những nhà leo núi kinh nghiệm Rob Hall và Scott Fischer, cả hai đều là những nhà thám hiểm được trả lương cao nhất để lên đến đỉnh. Thảm họa đã được biết đến rộng rãi trong công chúng và đặt ra những câu hỏi về việc thương mại hóa đỉnh Everest.




      K2 hay Godwin Austen, là đỉnh núi cao thứ nhì trên mặt đất, nằm tại giáp ranh biên giới giữa huyện Taxkorgan, địa khu Kashgar, Tân Cương, Trung Quốc và Pakistan, thuộc dãy núi Karakoram. 



      Cao 8.611m so với mực nước biển, được khám phá và đo đạc trong đợt khảo sát của người Ấn vào năm 1856. Tên đầu tiên của đỉnh này là Godwin Austen - tên của một nhà địa chất người Anh khi đến khảo sát và tìm ra nơi này. Tên gọi K2 lấy từ chữ cái đầu của dãy Korakoram. Do địa thế hiểm trở với các sườn đá dốc đứng, trơn trượt và thời tiết khó dự đoán, nên rất nhiều nhà leo núi đã thiệt mạng trong khi cố chinh phục đỉnh núi này.


        (chiều cao: 8.586m) mét (28.169 foot). Nằm trên dãy Kanchenjunga Himalaya, biên giới Nepal và Ấn Độ, nằm trên vùng lãnh thổ của tỉnh Taplejung.
        Kangchenjunga dịch nghĩa là "Năm Kho Báu của tuyết", vì nó có năm đỉnh núi, bốn trong số đó có độ cao trên 8.450 mét, vì nó bao gồm 5 đỉnh, có độ cao đều trên 8.000m phủ đầy tuyết đó là Kanchenjunga Main; Kanchenjunga West (hay còn gọi là Yalung Kang); Kanchenjunga Central; Kanchenjunga South và Kambachen.. Các bảo vật đại diện cho năm kho của Thiên Chúa, đó là vàng, bạc, đá quý, hạt ngũ cốc, và sách thánh. Kangchenjunga được gọi là Sewalungma trong ngôn ngữ Limbu địa phương, dịch là 'núi mà chúng tôi gửi lời chúc mừng cho'. Kanchenjunga hoặc Sewalungma được xem là thiêng liêng trong tôn giáo Kirant.
        Điểm bất lợi của ngọn núi này khi chinh phục là bị cản trở bởi tuyết lở, thời tiết khắc nghiệt và không có đường mòn trực tiếp dẫn lên đỉnh núi. Do đó, cho đến nay mới chỉ có 187 nhà leo núi chinh phục được Kangchenjunga. ( Theo tài liệu kenh14.vn).


          (chiều cao: 8.516m). Thuộc Khumbu Himalaya, biên giới Nepal và Trung Quốc.
          là ngọn núi cao thứ tư thế giới (sau Everest, K2 và Kangchenjunga). Nó nối với Everest qua đèo Nam. Lhotse có nghĩa "đỉnh Nam" trong tiếng Tây Tạng. Ngoài đỉnh chính cao 8.516 mét (27.940 ft) so với mực nước biển, Lhotse Trung (Đông) cao 8.414 m (27.605 ft) và Lhotse Shar cao 8.383 m (27.503 ft). Ngọn núi này nằm tại biên giới giữa Tây Tạng (Trung Quốc) và vùng Khumbu của Nepal.
          Những thử nghiệm đầu tiên chinh phục đỉnh Lhotse là cuộc thám hiểm Himalaya quốc tế năm 1955 do Norman Dyhrenfurth dẫn đầu. Những nhà leo núi quốc tế có sự hỗ trợ của 200 phu khuân vác địa phương cùng một vài nhà leo núi người Sherpa. Sau khi cảm thấy nguy hiểm từ việc tiếp cận phía nam của Lhotse Shar, họ đổi ý, qua Thung lũng Tây và leo lên từ mặt tây bắc Lhotse. Từ tháng 9 đến tháng 10 đoàn leo núi đã đạt đến độ cao khoảng 8.100 mét (26.600 ft). Họ không lên tiếp được nữa vì gặp gió mạnh bất thường và nhiệt độ quá thấp. Dưới sự chỉ dẫn của Schneider, một nhà bản đồ học trong đoàn, họ hoàn thành được bản đồ đầu tiên về khu vực Everest (tỉ lệ bản đồ 1:50 000). Đoàn thám hiểm cũng ghi lại vài đoạn phim ngắn về văn hóa địa phương và trèo lên một số ngọn núi thấp hơn ở vùng Khumbu. Đỉnh chính của Lhotse bị chinh phục lần đầu tiên vào ngày 18 tháng 5 năm 1956 bởi đội leo núi Thụy Sĩ gồm Ernst Reiss và Fritz Luchsinger. Vào ngày 12 tháng 5 năm 1970, hai nhà leo núi người Áo Sepp Mayerl và Rolf Walter là những người đầu tiên lên được Lhotse Shar. Một thời gian lâu sau thì Lhotse Trung vẫn là điểm cao nhất chưa bị chinh phục trên Trái Đất. Ngày 23 tháng 5 năm 2001, nhóm đầu tiên của đoàn thám hiểm Nga gồm Eugeny Vinogradsky, Sergei Timofeev, Alexei Bolotov và Petr Kuznetsov đã lên được đỉnh này. Đường leo núi thông thường lên Lhotse đi theo cùng tuyến với đường lên Everest qua Đèo Nam bằng cách lên tới Dải Vàng ở bên dưới trại 3. Sau Dải Vàng con đường sẽ chia hai ngả. Với những người leo Everest sẽ rẽ bên trái sẽ lên Gót Geneva rồi tới Đèo Nam. Trong khi đó để lên Lhotse những nhà leo núi rẽ bên phải. Phần cuối cùng để chinh phục đỉnh núi là vượt qua một khe núi hẹp cho đến khi lên được đỉnh chính. Tính đến tháng 12 năm 2008, đã có 371 nhà leo núi chinh phục thành công Lhotse và 20 người tử nạn tại đây.



            (chiều cao: 8.485m). Nằm trên dãy Khumbu Himalaya, biên giới Nepal và Trung Quốc. là ngọn núi cao thứ năm trên thế giới ở độ cao 8.463 m (27.766 ft). Nó nằm trong dãy Himalaya Mahalangur 19 km (12 dặm) về phía đông nam của núi Everest, trên biên giới giữa Nepal và Trung Quốc. Một trong tám ngọn núi cao nhất thế giới, Makalu là một đỉnh cao bị cô lập có hình dạng là một kim tự tháp bốn mặt.

              (chiều cao: 8.188m). Thuộc dãy Khumbu Himalaya, biên giới Nepal và Trung Quốc.


                (chiều cao: 8.167m). Nằm trên dãy Dhaulagiri Himalaya ở Nepal, có tọa độ 28°41′45″B, 83°29′36″Đ, được chinh phục vào năm 1960 theo tư liệu cung cấp của Wikipedia (Thư viện Bách Khoa Toàn Thư)




                  (chiều cao: 8.163m). Thuộc dãy Manaslu Himalaya, trên lãnh thổ Nepal. là ngọn núi cao thứ tám trên thế giới với độ cao 8.163 m (26.781 ft) trên mực nước biển. Nó nằm trong Mansiri Himal, một phần của dãy Himalaya Nepal, ở phía tây-trung bộ của Nepal. Tên của nó, có nghĩa là "Núi của Trời", bắt nguồn từ tiếng Phạn Manasa, có nghĩa là "trí tuệ" hay "linh hồn". Manaslu lần đầu tiên có người leo lên vào ngày 9 tháng năm 1956 với người leo là Toshio Imanishi và Gyalzen Norbu, các thành viên của một đoàn thám hiểm của Nhật Bản. Người ta nói rằng "chỉ người Anh xem Everest là núi của họ, Manaslu luôn luôn là một ngọn núi của Nhật Bản




                    (chiều cao: 8.125m). Nằm trên dãy Nanga Parbat Himalaya ở Pakistan. với chiều cao 8.126 mét (26.660 ft), đây là ngọn núi cao thứ 9 thế giới. Ngọn núi nằm ở sườn tây của dãy núi Hi Mã Lạp Sơn thuộc khu vực Gilgit-Baltistan của Pakistan.



                    Ngọn núi này còn có tên gọi khác là "Kẻ ăn thịt người" hay "Núi quỷ". Núi này là nơi chứng kiến nhiều tai nạn chôn vùi trong tuyết của người leo núi. Ở đây có nhiều vách đá dựng cao nhất thế giới, đặc biệt ở phía nam mọc lên bức tường cao 4.600 m. Các cố gắng vượt qua một đỉnh núi cao trên 8000 mét đầu tiên được ghi nhận là trong chuyến thám hiểm của Albert F. Mummery và J. Norman Collie, họ đã cố đến núi Nanga Parbat tại Kashmir (nay là Gilgit-Baltistan, Pakistan) vào năm 1895; song nỗ lực này đã thất bại khi Mummery và hai Gurkha khác là Ragobir và Goman Singh thiệt mạng vì gặp phải một trận lở tuyết.


                      (chiều cao: 8.091m). Thuộc dãy Annapurna Himalaya ở Nepal, có tọa độ 28°35′05″B, 83°59′28″Đ theo tư liệu của Wikipedia cung cấp. 

                      Mặc dù đứng cuối trong bảng xếp hạng 10 ngọn núi cao nhất thế giới nhưng Annapurna được coi là ngọn núi nguy hiểm nhất thế giới. Với độ cao 8.091m so với mực nước biển, Annapurna là một chuỗi những đỉnh núi ở Hymalaya, bao gồm có 6 ngọn chính: ngọn Annapurna từ 1 - 4, Annapurna (phía) Nam và ngọn Gangapurna. Trong tiếng Phạn (sanskrit), Annapurna có nghĩa là “Nữ thần thu hoạch”. Kể từ năm 1950, đã có khoảng 130 nhà leo núi tìm cách chinh phục ngọn núi cao 8.091m này nhưng 53 người đã thiệt mạng vì lý tưởng của mình.



                      Trên đây chỉ là một con số giới hạn cho phép. Thời gian tới Khanhnguyen' s blog sẽ còn bổ sung thêm nhiều nữa các thông tin bổ ích khác . Chúc các bạn nhiều niềm vui.

                      Khanhnguyen' s blog

                      Popular Posts