Breaking News

Những trận sóng thần kinh hoàng nhất trong lịch sử

Phần lớn sóng thần bắt nguồn từ các trận động đất lớn. Tuy nhiên, lở đất, núi lửa và thiên thạch cũng gây ra sóng thần. Sóng thần không phải là một con sóng duy nhất mà là một loạt sóng di chuyển trong đại dương.
Có thể phân biệt sóng thần với các con sóng lớn ở ven biển dựa trên sức mạnh và tốc độ của chúng. Mỗi con sóng trong một đợt sóng thần có thể dài 160km, cao vài mét và di chuyển khắp đại dương với tốc độ 900km/giờ. Khi nó tới gần bờ, tốc độ sóng thần giảm đáng kể (xuống còn 45km/giờ) song chiều cao lại tăng lên, có khi đạt tới 50m.X_X

Xem tài liệu

1. Động đất gây sóng thần Lisbon, Bồ Đào Nha (1755)
2. Động đất gây sóng thần Krakatoa, Indonesia (1883)
3. Động đất gây sóng thần Enshunada, Nhật Bản (1498)
4. Động đất gây sóng thần Nankaido, Nhật Bản (1707)
5. Sóng thần Sanriku
6. Động đất gây sóng thần Bắc Chilê (1868)
7. Động đất gây sóng thần tại đảo Ryuku, Nhật Bản (1771)
8. Động đất gây sóng thần tại Valvia (Chile)
9. Sóng thần Nhật Bản năm 2011 vẫn là nỗi ám ảnh với nhân loại
10. Sóng thần lan dọc ở bờ biển Thái Bình Dương - Nhật Bản
11. Địa chấn mạnh, gây nên sóng thần 25 m phía Nam Chile, Hawaii, Nhật Bản...
12. Sóng thần gần quần đảo Mindanao và Sulu của Phlippines
13. Động đất mạnh gây ra sóng thần gần khu vực Aitape ở bờ biển Tây Bắc Papua New Guinea
14. Động đất mạnh gây ra sóng thần ở Sanriku, Nhật Bản (năm 1933
15. Động đất 8.8 độ Richter tại Chile năm 2010, kéo theo sóng thần gây thiệt hại không nhỏ
16. Động đất 7.7 độ Richter, kéo theo sóng thần tại nam Java, Indonesia năm 2006
17. Động đất 7.8 độ Richter, làm rung chuyển bờ biển Hokkaido và hòn đảo Okushiri của Nhật Bản kéo theo sóng thần năm 1993
18. Động đất 9.2 độ Richter kéo theo sóng thần, được ghi nhận tại Alaska, Mỹ năm 1964
19. Kết luận gần đây nhất trong một bài báo của Khoa học
20. Khảo sát từ một tờ báo VietnamPlus

1. Động đất gây sóng thần Lisbon, Bồ Đào Nha (1755)

Ngày 1/11/1755, trận động đất mạnh 8,5 độ Richter ở khu vực trung tâm ở Đại Tây Dương đã phá hủy gần như hoàn toàn thành phố Lisbon, Bồ Đào Nha và làm rung chuyển nhiều nước châu Âu khác.
Hình ảnh 10 trận động đất gây sóng thần hủy diệt trong lịch sử nhân loại số 4
Hình ảnh mô phỏng thảm họa sóng thần ở Lisbon năm 1755.
Ngay sau đó, một cơn sóng thần cao tới 30 mét đã xảy ra và giết chết hơn 60.000 người. Đây được coi là một trong số những thảm họa tồi tệ nhất lịch sử loài người.
Ngày 27/8/1883, sóng thần do hoạt động núi lửa Krakatoa ở Indonesia gây ra có độ cao lên đến 40 mét.  Vụ phun trào núi lửa Krakatoa với sức mạnh gấp 13.000 lần một quả bom nguyên tử đã hình thành cơn sóng thần giết chết 40.000 người sinh sống quanh khu vực phía tây đảo Java và phía đông đảo Sumatra của Indonesia.
Sức mạnh của những con sóng lớn đến nỗi có thể đưa được khối san hô nặng khoảng 600 tấn lên bờ.
Trận động đất xảy ra năm 1948 tại Nhật Bản có độ lớn 8,6 độ Richter, gây ra sóng thần cao hơn 16 mét. Những cột sóng khổng lồ ập vào bờ biển Meio Nankai và cướp đi sinh mạng của 31.000 người
Trận dộng đất này có độ lớn 8,4 độ Richter gây sóng thần 25m, làm chết 30.000 người, cuốn phăng hàng nghìn ngôi nhà ra biển.
Trận động đất này còn gây đứt gãy, trồi lún, lở đất trên toàn khu vực.
Ngày 15/6/1896, những con sóng cao tới 30 mét do một trận động đất ở Honshu gây ra đã quét qua bờ biển phía đông của Nhật Bản. Ở khu vực cách bờ biển 20 dặm, các ngư dân đã không hề nhận thấy điều bất thường bên dưới mạn thuyền bởi vào thời điểm đó, nó mới chỉ cao tầm 38cm. Hậu quả là khoảng 27.000 người đã thiệt mạng và hàng chục ngàn người mất tích.
Hình ảnh 10 trận động đất gây sóng thần hủy diệt trong lịch sử nhân loại số 5
Khung cảnh hoang tàn sau sóng thần ở Sanriku.
Do động đất xảy ra ở ngoài khơi bờ biển Honshu nên thương vong và thiệt hại phần lớn do sóng thần gây ra. Khoảng 5.000 ngôi nhà bị phá hủy, trong đó gần 3.000 ngôi nhà bị sóng cuốn trôi.
Ngày 13/8/1868, một trận động đất mạnh 9 độ Richter xảy ra ở tỉnh Arica, Peru, (nay thuộc Chile), phá hủy toàn bộ thành phố Arequipa và khiến ít nhất 25.000 người thiệt mạng.
Sau cơn địa chấn, những đợt sóng thần cao 21 mét ập vào bờ biển. Chúng đẩy một tàu chiến của Mỹ ra xa 3 km và khiến nó nằm chênh vênh trên vách đá cao 60 m.
Khoảng 25.000 người đã thiệt mạng trong thảm họa khủng khiếp này.
Trận động đất xảy ra năm 1771 có độ lớn 7,4 độ Richter gây sóng thần cao từ 10-15 mét và làm chết 13.481 người.

Thãm họa thiên tai luôn là mối đe dọa giáng trên đầu nhân loại. Bạn thử nghĩ xem, chúng ta phải làm điều gì để tránh họa? Một câu hỏi luôn luôn như một điều thách đố, mà bất cứ ai cũng lắm phần lo toan. Người có vai vế, chức phận thì đó là nổi lo thế sự thế gian, còn phận nhỏ nhẽ thì cũng chỉ là nồi cơm manh áo. 

Cơn đại địa chấn mạnh 9,5 độ Richter xảy ra chiều ngày 22/5/1960 tại thành phố Valvia, Chile trong vòng 10 phút và gây sóng thần. Sóng cao tới 25 m tàn phá miền nam Chile, Hawaii, Nhật Bản, Philippines, phía đông New Zealand và vùng đông nam Australia. Sóng thần xuất hiện phá huỷ cục bộ Chile và khắp Thái Bình Dương. Số người thiệt mạng vì sóng thần ở Chile vào khoảng 2.300 người, sóng cũng làm hư hỏng bến cảng ở Hilo, Hawaii làm 61 người chết.

Hình ảnh 10 trận động đất gây sóng thần hủy diệt trong lịch sử nhân loại số 6
Miền nam Chile bị tàn phá sau sóng thần.
Khoảng 5.700 người thiệt mạng trong thảm họa này, song nhhiều nguồn tin khác cho rằng số người chết lên tới 6.000.

Ngày 26/12/2004, động đất 9,2 độ Richter tại Ấn Độ Dương tạo ra sóng thần tràn vào 14 quốc gia và cướp sinh mạng của hơn 225.000 người. Sóng thần cao tới 30 mét với tốc độ di chuyển 500 - 1.000 km/h đã tàn phá cộng đồng dân cư ven biển ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan và các quốc gia lân cận khác. Indonesia là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất. Cho đến nay, thiên tai này vẫn là một trong những thảm họa thiên nhiên gây nhiều thương vong nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. China.org.cn xếp trận đại sóng thần Ấn Độ Dương ở vị trí thứ nhất vì sức hủy diệt kinh hoàng mà nó gây ra cho con người. 
Gần 4 năm trôi qua nhưng thảm họa kép động đất, sóng thần Nhật Bản vẫn là nỗi kinh hoàng của người dân đất nước mặt trời mọc. Ngày 11/3/2011, động đất mạnh 9 độ Richter gây sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản. Sóng cao tới 40,5 m mang chết chóc đến các tỉnh ven biển. Ngày 10/2/2014, Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật xác nhận 15.884 người thiệt mạng, 6.148 người bị thương và 2.633 người mất tích, 127.290 ngôi nhà bị tàn phá. China.org.cn xếp thiên tai này ở vị trí thứ 2 trong 10 trận sóng thần tàn phá thảm khốc nhất từ đầu thế kỷ 20 tới nay. Ảnh: Reuters


Hình ảnh 10 trận động đất gây sóng thần hủy diệt trong lịch sử nhân loại số 3
Sóng thần khủng khiếp vượt qua đê biển, đổ vào và tàn phá Nhật Bản.

Cơn đại địa chấn mạnh 9,5 độ Richter xảy ra chiều ngày 22/5/1960 tại thành phố Valvia, Chile trong vòng 10 phút và gây sóng thần. Sóng cao tới 25 m tàn phá miền nam Chile, Hawaii, Nhật Bản, Philippines, phía đông New Zealand và vùng đông nam Australia. Khoảng 5.700 người thiệt mạng trong thảm họa này. Nhiều nguồn tin khác cho rằng số người chết lên tới 6.000. Ảnh: China.org.cn
Một trận động đất mạnh 8 độ Richter đã xảy ra ngày 16/8/1976 gần quần đảo Mindanao và Sulu của Phlippines kéo theo sóng thần. Sóng lớn đã tàn phá vùng ven biển khiến hơn 8.000 người chết hoặc mất tích, 10.000 người bị thương, 90.000 người mất nhà cửa. Ảnh: China.org.cn

Ngày 17/7/1998, động đất mạnh 7,1 độ Richter gây sóng thần lớn đã cướp sinh mạng của hơn 2.200 người gần khu vực Aitape ở bờ biển Tây Bắc Papua New Guinea. Thêm vào đó, thiên tai này còn khiến hàng nghìn người bị thương, 500 người mất tích và 9.500 người mất nhà cửa. Ảnh: China.org.cn
Động đất ở Sanriku, Nhật Bản mạnh 8,4 độ Richter xảy ra vào ngày 2/3/1933 tại bờ biển Sanriku. Tâm chấn cách phía đông của thành phố Kamaishi, tỉnh Iwate 290 km về phía đông. Do nằm xa khu dân cư nên động đất không gây nhiều ảnh hưởng tới người dân. Tuy nhiên, sóng thần xảy ra sau đó gây ra cảnh chết chóc. Tại tỉnh Iwate, những con sóng hung dữ cao tới 28,7 m. 1.522 người chết trong thảm họa này. Ảnh:China.org.cn

Động đất tại Chile năm 2010 xảy ra ngoài khơi vùng biển Maule vào lúc 3h34 ngày 27/2/2010 với độ mạnh 8,8 độ Richter và diễn ra trong vòng 3 phút. Động đất kéo theo sóng thần tàn phá các tỉnh ven biển ở miền nam và miền trung. Chile cũng đưa ra cảnh báo sóng thần ở 53 quốc gia. Theo các nguồn tin chính thức, số người thiệt mạng trong thảm họa này là 525 người và 25 người khác mất tích. Ảnh: China.org.cn

Động đất 7,7 độ Richter gây sóng thần ở vùng biển phía nam của đảo Java, Indonesia ngày 17/7/2006. Sóng cao hơn 3 m và tiến sâu vào đất liền khoảng 200 m tàn phá làng mạc, nhà cửa và khiến hơn 668 người thiệt mạng, ít nhất 65 người mất tích. Ảnh:News.cn



Ngày 12/7/1993, động đất mạnh 7,8 độ Richter làm rung chuyển bờ biển Hokkaido và hòn đảo Okushiri của Nhật Bản kéo theo sóng thần. Trong vòng 5 phút, những con sóng lớn đã tấn công bờ biển Okushiri và Hokkaido. Cơ quan khí tượng Nhật Bản đưa ra cảnh báo nhưng quá muộn đối với người dân ở Okushiri. Sóng thần đã tràn vào nhiều vùng của khu vực này khiến 165 người chết. Ảnh: China.org.cn

Một trận động đất mạnh 9,2 độ Richter được ghi nhận tại Alaska, Mỹ ngày 27/3/1964 khiến nhiều nhà cửa rung chuyển sau đó sập. Sóng thần do động đất gây ra khiến 139 người tử vong. Thiệt hại nhất là thành phố Crescent, California, nơi sóng dâng cao 6 mét phá hủy gần một nửa bến cảng, 11 người thiệt mạng. Trận địa chấn này được đánh giá là mạnh nhất trong lịch sử Mỹ và Bắc Mỹ. Ảnh: China.org.cn

Kết luận gần đây nhất trong một bài báo của Khoa học:

"Nghiên cứu được đăng mới đây trên chuyên san Science Advances đã làm sống lại cuộc tranh luận về việc liệu những vụ đổ sập bất ngờ xảy ra tại các hòn đảo núi lửa hay bờ biển lục địa xa xôi có thể gây ra thảm họa hay không.
“Quan điểm của chúng tôi là hiện tượng núi lửa đổ sập có thể xảy ra rất nhanh và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, do đó có khả năng gây ra những đợt sóng thần dữ dội", ông Ricardo Ramalho, chuyên gia nghiên cứu tại trung tâm quan sát Trái Đất Lamont-Doherty, đại học Columbia cho biết.
Vụ sụp đổ diễn ra vào khoảng 73.000 năm về trước tại núi lửa Fogo, một trong số những núi lửa lớn nhất và hoạt động mạnh mẽ nhất trên thế giới.
Bằng chứng về núi lửa sụp đổ gây siêu sóng thần lớn nhất lịch sử
Sườn phía Tây của núi lửa Fogo bị sạt lở nghiêm trọng, có thể là nguyên nhân gây ra một trận siêu sóng thần. (Ảnh: NASA).
Ngày nay, ngọn núi lửa này có chiều cao 2.829 m so với mực nước biển và phun trào khoảng 20 năm một lần, lần gần đây nhất là vào mùa thu năm ngoái.
Đảo Santiago, nơi cơn sóng thần đã đổ bộ hiện là nơi sinh sống của khoảng 250.000 người.
Không tồn tại bất đồng quan điểm nào xung quanh việc sườn núi lửa có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng; ít nhất 8 vụ sạt lở với quy mô nhỏ hơn đã xảy ra tại Alaska, Nhật Bản và các nơi khác trên thế giới trong vòng vài trăm năm trở lại đây, và một số vụ đã tạo nên những cơn sóng thần nguy hiểm.
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học nghi ngờ không rõ liệu các núi lửa lớn có thể sụp đổ một cách đột ngột như trong nghiên cứu mới này hay không. Thay vào đó, họ cho rằng sẽ có những vụ sạt lở xảy ra theo từng giai đoạn, tạo nên nhiều trận sóng thần nhỏ hơn.
Một nghiên cứu ở Pháp năm 2011 cũng đã xem xét vụ sụt núi lửa Fogo và cho rằng vụ việc xảy ra vào khoảng từ 124.000 đến 65.000 năm trước đây; song nghiên cứu này cho rằng vụ sụt núi bao gồm nhiều đợt sạt lở khác nhau.
Các nhà nghiên cứu Pháp ước tính những cơn sóng do núi lửa sụp đổ chỉ đạt tới độ cao gần 14m - song chiều cao này cũng đã đủ để gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng.
Một vài nghiên cứu trước đây đã gợi ý về những vụ sụp đổ núi lửa và siêu sóng thần đi kèm xảy ra từ thời tiền sử với quy mô lớn hơn nhiều, tại quần đảo Hawaii, núi Etna ở Ý, và đảo Reunion thuộc Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết những ví dụ này còn hạn chế với quá ít bằng chứng ủng hộ.
Nghiên cứu mới đã đưa ra một ví dụ, trong đó nói rằng lượng đất đá ước tính khoảng 160km3 mà Fogo bị mất đi trong vụ sụt núi đã đổ sập xuống cùng một lúc, tạo ra một cơn sóng cao tới 244m.
Để so sánh, hãy nhìn lại những cơn sóng thần lớn nhất xảy ra gần đây, tàn phá bờ biển Ấn Độ Dương vào năm 2004 và miền đông Nhật Bản vào năm 2011. Độ cao sóng trong các trận sóng thần này chỉ ở vào khoảng 30m, và được tạo ra từ những chấn động động đất dưới lòng biển, chứ không phải do núi lửa sụp đổ.
Đảo Santiago cách Fogo 55km. Vài năm trước đây, Ramalho và các đồng nghiệp khi đang làm việc tại Santiago đã phát hiện ra những tảng đá bất thường nằm sâu trong đất liền tới hơn 600m và có độ cao gần 200m so với mực nước biển.
Một số tảng đá có kích thước ngang với xe tải, và có tính chất hoàn toàn khác biệt với môi trường núi lửa trẻ xung quanh chúng. Những tảng đá này lại tương đồng với loại đá nằm ở bờ biển của đảo: đá vôi, đá cuội kết và đá bazan biển. Một số tảng đá nặng tới 770 tấn.
Lời giải thích thực tế duy nhất mà các nhà khoa học có thể đưa ra là một cơn sóng thần lớn nhiều khả năng đã tách chúng khỏi bờ biển và đưa chúng lên cao. Họ đã tính toán kích thước của con sóng dựa vào năng lượng cần thiết để thực hiện được việc này.
Để xác định thời điểm diễn ra sự kiện này, trong phòng thí nghiệm, Ramalho và nhà hóa học thuộc trung tâm Lamont-Doherty Gisela Winckler đã đo đạc các đồng vị của nguyên tố heli tồn tại ở gần bề mặt của các khối đá này. Những đồng vị này thay đổi tùy theo thời gian đá tiếp xúc với môi trường và các tia vũ trụ.
Quá trình phân tích cho thấy thời gian này ở vào khoảng 73.000 năm - hoàn toàn nằm trong khoảng dự tính trong nghiên cứu của Pháp.
Bằng chứng về núi lửa sụp đổ gây siêu sóng thần lớn nhất lịch sử
Những vách đá tạo từ mắcma của núi lửa Fogo. (Ảnh: Đại học Columbia).
Chuyên gia về sóng thần Bill McGuire, giáo sư danh dự của trường đại học London không tham gia vào nghiên cứu cho rằng nghiên cứu đã “cung cấp những bằng chứng thuyết phục về sự hình thành siêu sóng thần, và xác nhận rằng núi lửa có thể sụp đổ với tốc độ cực kỳ nhanh chóng".
Dựa trên những nghiên cứu của riêng mình, McGuire cho biết những trận siêu sóng thần này có thể chỉ xảy ra 10.000 năm một lần.
Ông Ramalho lưu ý rằng kết quả của nghiên cứu này không có nghĩa là một trận sụp đổ núi lửa lớn chắc chắn sẽ xảy ra tại đây hay tại bất kỳ đâu. “Điều này không có nghĩa là vụ đổ sụp nào cũng có thể gây thảm họa. Nhưng tần suất của nó có thể không hiếm gặp như chúng ta tưởng".
James Hunt, một chuyên gia sóng thần thuộc Trung tâm Hải dương học Quốc gia Anh không tham gia vào nghiên cứu cho rằng nghiên cứu đã cho thấy rằng:“ngay cả những vụ sạt lở khiêm tốn cũng có thể gây nên những cơn sóng thần với cấp độ lớn tại bờ biển của những hòn đảo lân cận".
Theo ông, câu hỏi cần đặt ra ở đây là: “liệu điều này có thể gây ra những hiện tượng nguy hiểm cách xa nơi có núi lửa hay không, và vấn đề này còn cần được thảo luận thêm"."


"Theo thống kê của Viện Địa chất, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong số 10 trận động đất gây sóng thần lớn nhất lịch sử, có tới 9 trận đã xảy ra dọc vành đai Thái Bình Dương chạy dọc rìa Đông Nhật Bản kéo sang Canada, Bắc Mỹ, tới Chilê...



Trao đổi với phóng viên VietnamPlus về thông tin siêu động đất sắp xảy ra tại khu vực Thái Bình Dương, giáo sư Phan Trọng Trịnh, Trưởng phòng Địa động lực hiện đại (Viện Địa chất) cho rằng, như hình ảnh các nhà khoa học đưa ra thì đây là trận động đất liên quan với đới cuốn chìm Cascadia xảy ra trên biển.



Theo ông Trịnh, đới cuốn chìm Cascadia là một nguồn động đất gây sóng thần lớn, nên hoàn toàn có khả năng gây ra động đất lớn giống như trận động đất Tohoku 2011 ở Nhật Bản.

Như vậy, về mặt nguồn địa chấn thì ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương hoàn toàn có thể xảy ra động đất và sóng thần với độ lớn (magnitude) cỡ 9,0-9,1 độ Richter. Còn thời gian thì rất khó xác định, có thể trong vòng hàng trăm năm, số người chết cũng chỉ là dự báo.



"Tuy nhiên, giả sử trận siêu động đất này xảy ra thì Việt Nam cũng không bị ảnh hưởng vì Biển Đông bị che bởi Philippines và dải núi kéo dài từ Đài Loan tới Philippines," ông Trịnh lưu ý."

Khanhnguyen' s blog


Nguồn tư liệu tổng hợp:
Zing New - Tinmoi.vn - Khoahoc.tv - vnptNinhThuan.com - VietnamPlus

Popular Posts