Breaking News

Sẽ chẳng còn như những mùa lũ năm xưa?

Trên một bài báo của VnExpress.net số ra ngày Thứ ba, 11/10/2016 | 12:16 GMT+7 với chủ đề: 

"Đặc sản miền Tây khan hiếm vì lũ không về" 


tôi cảm nhận thấy có một điều thất thường, khác biệt so với nhiều năm trước đây về chuyện "nước lũ mưa nguồn", thường bất luận ai cũng xem đó là chuyện bình thường cả, nếu như ít để ý đến chúng.
Chúng ta hãy đọc một trích đoạn sau đây để biết tình hình trong những ngày lẽ ra là "mùa nước nổi":


"Trên cánh đồng xã lũ Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp mực nước thấp, tôm cá không nhiều nên chỉ có vài người đánh bắt, khác với không khí tấp nập mấy năm lũ đẹp.  
Chuyên gia Lê Thị Xuân Lan cho biết, trong những ngày đầu tháng 10, mực nước có dâng cao lên đôi chút là do ảnh hưởng của triều cường kết hợp với những trận mưa gần đây ở khu vực Tây Nguyên và Nam Lào. Triều cường đang rút nên mực nước ở đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu cũng giảm dần. Cuối tuần này đến giữa tuần tới, sẽ có đợt triều cường mới, cộng với nước từ thượng nguồn về muộn làm mực nước đầu nguồn nhích lên và đạt đỉnh mùa nước nổi ở mức 3,2 m tại Tân Châu.".



Đó là năm nay, còn năm trước thì sao?

Tôi vội đi ngược thời gian kiếm tìm trên mạng ở một bài báo Xã luận số ra ngày 06/10/2015 có nhan đề:

Làm ăn mùa nước nổi: Thất thu vì lũ nhỏ!

"Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh An Giang, đến ngày 4/10, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu chỉ đạt mức 2,275m; tại Châu Đốc đạt mức 2,03m; thấp hơn cùng kỳ nhiều năm từ 1,37-1,44m. Theo dự báo của đơn vị này, mực nước đến ngày 8/10 tại Tân Châu cao nhất chỉ đạt 2,02; tại Châu Đốc 1,77m. Những ngày tới mực nước khu vực đầu nguồn sông Cửu Long, khu vực hạ nguồn xuống theo triều và sẽ lên lại vào ngày cuối. Khu vực nội đồng Tứ giác Long Xuyên mực nước ít biến đổi.




Do lũ nhỏ nên tại TP. Cần Thơ, nhiều cánh đồng vẫn còn trơ gạ như thế này."

Trước một năm, ở tờ báo baoangiang.com số ra ngày 06/11/2014 với nhan đề:

"Kỳ lạ mùa lũ năm nay" 


"Thống kê lại mực nước do Trung tâm Khí tượng thủy văn An Giang cung cấp, mới thấy nỗi lo của lão nông này là có cơ sở. Ngày 13-8 (18-7 âm lịch), mực nước thực đo trên sông Tiền tại Tân Châu đạt 3,96m (cao hơn 1,07m so cùng kỳ năm 2013), cách báo động (BĐ) II chỉ 4cm; trên sông Hậu tại Châu Đốc là 3,16m (vượt BĐ I là 0,16m), tại Long Xuyên 2,4m (vượt 0,2m so BĐ II); trên kênh Vĩnh Tế tại Xuân Tô đạt 2,74m (cao hơn 1,31m so cùng kỳ)… Tuy nhiên, đến ngày 28-8 (4-8 âm lịch), mực nước tại Tân Châu xuống còn 3,09m, Châu Đốc 2,73m, Long Xuyên 1,97m, còn Xuân Tô vẫn giữ mức 2,73m. Dự báo ngày 18-9 (25-8 âm lịch), mực nước tại Tân Châu ở mức 3,17m, Châu Đốc 2,74m, Xuân Tô 2,71m. Riêng tại Long Xuyên, mực nước đã đạt đỉnh ở mức 2,25m vào ngày 11-9 và đang xuống dần. Nhìn chung, thời điểm này, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long ít biến đổi cũng là một dấu hiệu không bình thường. Trong khi đó, mực nước khu vực nội đồng Tứ giác Long Xuyên vẫn tiếp tục lên chậm, hầu hết các điểm đều cao hơn cùng kỳ."

Như vậy, nội trong 3 năm trở về sau nầy điễm và đỉnh lũ có giãm đi và có nhiều chuyện khó dự đoán trước được. Một kinh nghiệm mà người dân ở khu vực Đồng Bằng Sông Cữu Long ở hàng thế kỹ nay đã đúc kết: lũ về thường ở vào cuối tháng 7 đến hết tháng 10 âm lịch hàng năm như đã trở thành một thói quen nề nếp sinh hoạt, sản xuất. Lũ ở Đồng Bằng Sông Cữu Long từ trên thượng nguồn Sông Mê Kông đỗ về mang cả một nguồn tài nguyên thiên nhiên ưu ái về thủy sản và phù sa mang lại trù phú, dinh dưỡng đầy đặn cho đôi bờ sông nước mênh mang.

Tuy chỉ trong 2 - 3 tháng thôi nhưng đã trở thành một thói quen rồi. Hễ nói đến thói quen, ắt hẳn như một an bài và sắp đặt thì chẳng gì mà không có nét đẹp thuận hòa của nó...và mọi diễn biến có khác thường với tính toan, ắt hẳn phải có sanh điều bất lợi.

Thực sự những ai ít quan tâm đến thế sự thế gian, chắc hẳn sẽ không bao giờ cảm nhận đến những gì đã bị đánh mất. Chuyện là thiên họa hay là nhân họa chẳng phải như một đời người mà phán đoán. Một điều kỳ lạ, cùng kỳ với các trận lũ miền Trung, chẳng khác nào an bài sắp đặt mà mọi người đều xem đó là chuyện bình thường như bao đời nay. Mê Kông với rất nhiều dự án lớn về đập thủy điện để tính toan với thiên nhiên thì miền Trung của ta cũng có nhiều những dự án thủy điện tầm cở nhỏ và vừa, có thua ai đâu, thì chuyện lũ lụt vừa qua ở cùng kỳ với việc xã lũ thủy điện Hố Hô vào giữa tháng 10/2016 liệu có phải chăng cần phải xét xem đó là "thiên họa" hay "nhân họa" ?

Buồn thay cho những mùa nước nổi năm xưa, e chẳng còn như trước nữa...cũng bởi đã là thói quen vậy mà.

Ảnh: Tạp chí nhiếp ảnh Online

Người viết: Nguyễn Đạt Khánh
Tự chuyện: Khanhnguyen' s blog

Popular Posts