Hướng dẫn tạo LAN trên VMware Workstation 9.0.2
Giới thiệu:
Sử dụng máy ảo để triển khai một môi trường đa hệ điều hành, hoặc để thực thi các ứng dụng đơn nền khác nhau, trên cùng một máy tính vật lý là một giải pháp được chọn phổ biến hiện nay, bởi tính đơn giản và hiệu quả của nó.
Với những người đang học tập, nghiên cứu về mạng máy tính hoặc đang triển khai các hệ thống dựa trên mạng máy tính thì giải pháp máy ảo là thực sự cần thiết với họ. Các phần mềm máy ảo giúp họ dễ dàng tạo ra một mạng máy tính “như thật” trên một máy tính vật lý.
Hiện nay có nhiều phần mềm hỗ trợ tạo máy ảo: VMware, Virtual PC,… Nhưng thường được sử dụng nhất vẫn là VMware Workstation.
Bài viết này giúp các bạn tạo ra một mạng LAN gồm các máy ảo Ubuntu Desktop được tạo ra từ VMware Workstation 9.0.2.
Chuẩn bị:
- Đảm bảo máy vật lý (máy tính thật) kết nối Internet tốt.
- Chọn phương án kết nối giữa các máy ảo với nhau và giữa máy ảo với máy thật/Internet (từ đó quyết định chọn loại card ảo phù hợp nhất: Bridge, NAT, Host only hay LAN segment).
- Tạo hai máy ảo (Ubuntu Desktop – 1Card mạng – Tên: PC1 và PC2) trên WMware. Trong quá trình cài máy ảo ta không cần quan tâm đến việc khai báo địa chỉ IP cho nó (nên tạm chọn chế độ địa chỉ IP động).
- Chọn địa chỉ mạng cho mạng LAN sẽ tạo. Ví dụ: 192.168.226.0/24.
Thực hiện:
Phương án 1: Chọn kiểu card Bridge cho máy ảo:
Tức là, mạng LAN được hình thành theo cách: Các máy ảo và máy thật cùng nối vào switch ảo VMnet0 (có thể nói theo cách cách: Nối trực tiếp card mạng của máy ảo vào card mạng của máy thật). Trong trường hợp này, các máy ảo phải có cùng lớp địa chỉ mạng với máy thật (xem hinh).
Nếu máy tính thật có nhiều card mạng thì trước hết ta phải chọn một card mà sẽ được sử dụng để nối mạng với các máy ảo (thông thường nên chọn chế độ tự động). Thực hiện: Kích menu Edit; Kích chọn mục Virtual Network Editor. Hộp thoại sau xuất hiện:
Kích chọn một card nào đó hoặc chọn Automatic tại mục Bridge to của optionBridged (connect...). Kích Apply và rồi kích OK.
Bước 1: Chọn kiểu card mạng Bridge cho máy ảo PC1:
Kích phải chuột tài biểu tượng card mạng và rồi kích mục Settings… để mở hộp thoại Virtual Machine Settings.
Trên hộp thoại Virtual Machine Settings:
Kích chọn nút option Bridged: …. và kích OK.
Kết quả thấy được như hình trên là OK.
Bước 2: Chọn kiểu card mạng Bridge cho máy ảo PC2 (thực hiện tương tự trên máy ảo PC1).
Nếu máy tính thật có thể nhận địa chỉ IP động từ một DHCP server (với card mạng dùng trong trường hợp Bridge này) nào đó thì ta chỉ cần chỉ định cho các PC1, PC2 nhận địa chỉ IP động từ DHCP này là được.
Trước hết kiểm tra địa chỉ IP (động hoặc tĩnh: nên chọn tĩnh), và các thông số liên quan: Subnet Mask, GW, DNS,… , của máy tính thật.
Chọn và gán địa chỉ IP, và các thông số liên quan, cho các máy ảo PC1, PC2. Địa chỉ được chọn phải cùng địa chỉ mạng với máy thật, và phải đảm bảo tính duy nhất giữa các máy tính trong cùng mạng (subnet).
Bước 4: Kiểm tra
- Sử dụng lệnh ping để kiểm tra xem các máy ảo có kết nối được với máy thật hay không, các máy ảo có nối với nhau được hay không.
- Nếu máy thật có thể kết nối Internet và duyệt web được thì cũng phải kiểm tra xem các máy ảo có làm được điều này hay không.
Tất cả đều phải OK thì mới hoàn thành nhiệm vụ các bạn nhé.
Nhận xét:
- Cách này đơn giản, dễ thực hiện, nhưng địa chỉ IP của các máy ảo bị phụ thuộc vào máy thật. Điều này rất bất tiện, có khi là một trở ngại, khi máy ảo được sử dụng làm các server dịch vụ (cần phải hạn chế việc thay đổi địa chỉ IP tĩnh).
- Cách này chỉ hiệu quả khi máy thật là một laptop, nối mạng qua card WIFI và LAN được tạo chỉ với mục đích chia sẻ tài nguyên và kết nối Internet.
Phương án 2: Chọn kiểu card NAT cho máy ảo:
Tức là, mạng LAN được hình thành theo cách: Các máy ảo được nối vào switch ảo VMnet8. Cùng nối vào VMnet8 còn có DHCP Server ảo, thiết bị NAT ảo (cả hai do VMware tạo ra và quản lý) nhờ đó mà các máy ảo có thể nhận địa chỉ IP động và kết nối ra mạng ngoài/đi Internet thông qua card mạng của máy thật.
Trong trường hợp này, các máy ảo phải có địa chỉ mạng (do ta tự chọn) khác với địa chỉ mạng của máy thật.
Bước 1: Chọn địa chỉ mạng và khai báo một số thông số NAT, DHCP liên quan đến switch ảo VMnet8:
Theo hình trên:
- Địa chỉ mạng được chọn gắn với switch ảo VMnet8 là 192.168.226.0/24 (thay đổi tại hộp Subnet IP). Địa chỉ này được sử dụng để gắn cho máy ảo sau này;
- Dịch vụ DHCP cục bộ cũng đã được bật lên;
- Và một card mạng Ethernet ảo cũng đã được tạo ra (có tên là: VMware Network Adapter VMnet8).
Bạn phải check vào nút: Connet a host virtual adapter to this network thì các máy ảo trong trường hợp này mới có thể thông (ping) với nhau được.
Để thiết lập địa chỉ gateway, và một số thông tin liên quan, ta kích nút NAT Settings…. , hộp thoại sau xuất hiện. Nhập địa chỉ gateway vào hộp Gateway IP. Tại đây bạn cũng có thể thiết lập thông tin cấu hình liên quan đến các dịch vụ DNS và NetBIOS.
Để chỉ ra dãy địa chỉ IP, và một số thông tin liên quan, mà DHCP sẽ dùng để cấp IP cho các máy ảo ta kích nút DHCP Settings…. , hộp thoại sau xuất hiện. Nhập dãy địa chỉ vào các hộp Start IP Address và End IP Address.
Bước 2: Chọn kiểu card mạng NAT cho các máy ảo PC1, PC2 (thực hiện tương tự B1 – Phương án 1):
Kết quả thấy được như hình trên là OK.
Nếu server DHCP đi cùng VMnet8 đã được cấu hình hợp lệ và đã được bật lên thì ta chỉ cần chỉ định cho các PC1, PC2 nhận địa chỉ IP động là được.
Nếu sau này trong LAN mà bạn thiết lập có một DHCP server thì bạn có thể tắt DHCP gắn với VMnet8 để các máy PC nhận địa chỉ IP từ DHCP server này.
Chọn và gán địa chỉ IP, và các thông số liên quan, cho các máy ``ảo PC1, PC2. Địa chỉ được chọn phải thuộc lớp mạng – gắn với VMnet8 – đã khai báo ở Bước 1: 192.168.226.0/24), và phải đảm bảo tính duy nhất giữa các máy tính ảo trong cùng mạng.
Theo hình, máy ảo này có địa chỉ IP là: 192.168.226.11 ; Subnet mask: 255.255.255.0 ; NetID: 192.168.226.0; Gateway: 192.168.226.2 ; Broadcast: 192.168.226.255 và DNS: 8.8.8.8.
Bước 4: Kiểm tra
Sử dụng lệnh ping để kiểm tra xem các máy ảo có kết nối được với nhau hay không, các máy ảo có nối ra được máy thật hay không (dù khác địa chỉ mạng).
Nếu máy thật có thể kết nối Internet và duyệt web được thì cũng phải kiểm tra xem các máy ảo có làm được điều này hay không.
Tất cả đều phải OK thì mới hoàn thành nhiệm vụ các bạn nhé.
Nhận xét:
Theo chúng tôi, bạn nên chọn kiểu card NAT này để tạo LAN từ máy ảo. Nó vừa đơn giản, lại không bị phụ thuộc vào địa chỉ của máy thật. Nhưng cái chính là các máy trong LAN vẫn truy cập Internet và duyệt web bình thường.
Cách này đặc biệt hữu dụng khi máy tính thật là một laptop, thường phải kết nối Internet và duyệt web thông qua hệ thống WIFI ở bất cứ nơi đâu có thể. Tức là cho dù địa chỉ IP tĩnh/động của laptop thay đổi thì vẫn không ảnh hưởng đến LAN máy ảo đã tạo.
Nguồn Tự học an ninh mạng